Bị gút có nên chạy bộ? 6 bộ môn phù hợp cho người bị gút
Bên cạnh điều trị thuốc, người bệnh cần phải vận động cơ thể để hạn chế tái phát bệnh gút. Hãy cùng WheyShop tìm hiểu Bị gút có nên chạy bộ? qua bài viết dưới đây ngay nhé!
⇒ Tham khảo danh mục các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi, giá rẻ
1. Bệnh gút là gì?
Bệnh Gout (bệnh gút) là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Nồng độ quá cao, những tinh thể nhỏ được hình thành ở khớp gây sưng tấy và đau đớn.
Phần lớn các bệnh nhân gút là nam giới chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Những cơn đau thường xuyên xảy ra đột ngột giữa đêm.
1.1. Nguyên nhân
- Do di truyền hoặc cơ địa.
- Thực phẩm trong bữa ăn chứa nhiều purin: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm,…
- Do 1 số bệnh lý làm tăng acid uric: suy thận, bạch cầu, đau tủy xương, kinh thế tủy,…
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh ác tính.
1.2. Triệu chứng
- Khớp đau đột ngột hoặc đau âm ỉ, kéo dài.
- Đi bộ cũng khiến khớp bị đau.
- Khớp viêm tấy, sưng đỏ.
- Vùng xung quanh khớp ấm lên.
1.3. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút
- Nam giới sau 40 tuổi
- Phụ nữ ở tuổi mãn kinh
- Đang sử dụng thuốc điều trị
- Béo phì, thừa cân
- Có chế độ ăn uống không lành mạnh
- Có vấn đề sức khỏe
2. Bị gút có nên chạy bộ không?
Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng sưng tấy, đau nhức của người bệnh gút. Tuy nhiên không phải bộ môn luyện tập nào cũng phù hợp với người bị bệnh gút. Người bị bệnh gút có thể vận động thể lực ở mức độ bình thường, không nên vận động với cường độ cao.
Chạy bộ là 1 bài tập luyện tốt dành cho người bị bệnh gout nếu vận dụng đúng thời điểm. Người bị bệnh gút nên thường xuyên chạy bộ để giảm những cơn đau nhức vào ban đêm, kết hợp với bữa ăn dinh dưỡng chứa ít hàm lượng protein. Chạy bộ là cách đào thải các tinh thể axit uric kết lại ở các khớp. Bên cạnh đó chạy bộ giúp các khớp chân không bị đơ cứng mà trở nên dẻo dai, linh hoạt.
Lưu ý rằng, trong những ngày bệnh gút tái phát không nên chạy bộ vì vận động sẽ làm tổn thương khớp chân và gây ra những chấn thương không đáng có. Khi các khớp xương bị sưng đỏ, đau nhức nên xoa bóp chân nhẹ nhàng, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và sử dụng thuốc theo liều của bác kĩ kê. Sau khi bệnh gút thuyên giảm, các khớp không còn dấu hiệu bị viêm, bạn chạy bộ với cường độ bình thường.
Luyện tập chạy bộ hằng ngày để thấy được sự thay đổi tinh trạng bệnh gout rõ rệt. Chạy bộ không chỉ đem lại sức khỏe cho người mắc bệnh gút mà còn có thể hạn chế uống thuốc điều trị và kiêng ăn. Bệnh gút không phải là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kết hợp hàm lượng ăn uống phù hợp và luyện tập chạy bộ thường xuyên, người bệnh có thể không cần sử dụng thuốc để chữa bệnh.
3. 6+ Môn thể thao phù hợp với người mắc bệnh gút
Để điều trị bệnh gout, bệnh nhân chủ yếu sử dụng thuốc và quản lý chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Tập thể thao cũng là 1 phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút nhanh chóng, đặc biệt là người bị gout nên tích cực chạy bộ, rèn luyện thể lực.
Không phải bộ môn thể thao nào người bị bệnh gút cũng nên tập luyện, 6+ bộ môn thể thao dưới đây người bị bệnh gút có thể luyện tập thường xuyên:
3.1. Đi bộ
Cũng giống như chạy bộ, đi bộ thường xuyên sẽ giúp các khớp linh hoạt nhờ loại bỏ các tinh thể axit uric đóng trên khớp chân của người bị bệnh gout. Đặc biệt, có thể đi bộ ngay khi chân bị sưng đỏ (chỉ phù hợp với những người mắc bệnh gút giai đoạn nhẹ) do tác động lên chân nhẹ nhàng, không dùng nhiều sức.
3.2. Bơi lội
Bơi lội ít gây tác động đến các khớp chân, tay,… bộ môn đòi hỏi người tập sải dài chân và tay rèn luyện độ dẻo dai của cơ thể. Điều này hỗ trợ giảm đau nhức mà bệnh gút gây ra. Bơi lội còn là 1 bộ môn hỗ trợ rèn luyện sức mạnh của cơ thể và còn tạo tinh thần thoải mái cho người bị bệnh gout.
3.3. Khiêu vũ, yoga, dưỡng sinh
Các bộ môn khiêu vũ, yoga, dưỡng sinh có điểm chung là chuyển động nhẹ nhàng, nhưng đẩy nhanh quy trình đốt cháy calo của người bị bệnh gout. Các động tác uyển chuyển, cải thiện độ dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ xương khớp hoạt động trơn tru. Theo 1 nghiên cứu cho thấy người cao tuổi tập khiêu vũ, yoga, dưỡng sinh hạn chế quá trình thoái hóa và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.
3.4. Đạp xe
Đạp xe là bộ môn tác động nhiều lên chân, hỗ trợ thuyên giảm bệnh gút. Đạp xe tác động trực tiếp lên các khớp chân giúp khớp chân hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, đạp xe còn giúp người bệnh tăng cường thể lực, hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng lo âu, tạo cơ bắp cho cơ thể săn chắc.
⇒ Mời bạn tham khảo: Tốc độ đi bộ trung bình là bao nhiêu?
Bài viết đã thấy được tầm quan trọng của tập luyện thể thao khi bị bệnh gút và đưa một số bộ môn thể thao hỗ trợ chữa bệnh. Bên cạnh đó WheyShop đã giải thích bị gút có nên chạy bộ? thông qua bài viết này, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh gút.