Đạp xe nhiều có tốt không? Tác hại của việc đi xe đạp mà bạn chưa biết
Đạp xe là một trong những môn thể thao được nhiều người tập luyện để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, đạp xe nhiều có tốt không? Tác hại của việc đi xe đạp cần lưu ý ra sao? Bài viết này, WheyShop sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
» Tham khảo Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi tại đây : https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html
1. Đạp xe có tốt không?
1.1 Hỗ trợ giảm cân
Khi đạp xe trở thành một thói quen, đặc biệt nếu bạn thực hiện thường xuyên với cường độ cao, nó có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và giúp bạn kiểm soát cân nặng hợp lý. Ngoài ra, đạp xe còn làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, xây dựng cơ bắp. Kết quả là, cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong khi tập thể dục thông thường.
1.2 Giúp tăng trưởng cơ bắp phần thân dưới
Tác dụng của việc đạp xe không chỉ giới hạn trong việc giảm mỡ trong cơ thể, nó cũng giúp xây dựng nhiều cơ bắp hơn ở phần thân dưới. Khối lượng cơ nhiều hơn cũng có nghĩa là cơ thể bạn đang đốt cháy nhiều năng lượng hơn khi tập thể dục. Kết quả là, trọng lượng của bạn cải thiện chức năng tổng thể của phần dưới khi đạp xe, và đồng thời, nó cũng tăng cường sức mạnh cho cơ chân.
1.3 Giảm tác động lên các khớp và nguy cơ chấn thương chân
Các khớp chân của bạn phải hỗ trợ toàn bộ trọng lượng cơ thể khi bạn chạy. Các tác động lâu dài có thể dẫn đến chấn thương. Ngược lại, khi đạp xe, trọng lượng cơ thể lúc này là do các cơ và gân kheo chịu trách nhiệm, khớp gối và khớp cổ chân đều được giảm sức nặng đi rất nhiều. Nhiều nghiên cứu đã so sánh nguy cơ tổn thương cơ giữa hai nhóm người chạy bộ thường xuyên và người đi xe đạp, họ đã phát hiện ra rằng nhóm những người chạy bộ có nguy cơ tổn thương cơ cao hơn 13-14% và nguy cơ đau cơ cao hơn 87% so với những người đi xe đạp.
1.4 Cải thiện sức khỏe tinh thần
Đi xe đạp có tốt cho sức khỏe tâm thần không? Câu trả lời là: cực kỳ có lợi. Một nghiên cứu của YMCA cho thấy những người có cuộc sống năng động có điểm số sức khỏe tâm thần cao hơn 32% so với những người ít vận động. Thường thì có nhiều cách để tập thể dục có thể kích thích tâm trí của bạn, giải phóng adrenaline và endorphin khỏi cơ thể, đồng thời bạn cũng học thêm được các kỹ năng và mục tiêu mới. Đi xe đạp là sự kết hợp giữa hoạt động ngoài trời và khám phá các hoạt động mới, và đồng thời giúp bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể đạp xe cùng bạn bè để mở rộng mối quan hệ và kết nối tốt hơn với những người bạn có cùng sở thích.
1.5 Giúp phổi khỏe mạnh hơn
Điều đó nghe có vẻ vô lý, vì khi đạp xe chúng ta phải hít thở không khí và có thể tiếp xúc với nhiều khói bụi hơn những người khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người đi xe đạp ít tiếp xúc với khói độc hại hơn những người ngồi trong ô tô. Bên cạnh đó, việc đạp xe với cường độ lớn sẽ khiến cho phổi của bạn hoạt động nhiều hơn bằng cách hít oxy vào cơ thể và thải ra khí CO2, đây cũng là một biện pháp khá tốt để giúp các bạn có thể thanh lọc được cơ thể
1.6 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư
Tác dụng của việc đạp xe giúp tăng nhịp tim, cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể, đốt cháy calo dư thừa giúp bạn giảm cân và khỏe mạnh. Do đó, đạp xe là một trong những bài tập mà WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến khích nên phát huy để tập thể dục lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư nghiêm trọng
1.7 Cải thiện khả năng thăng bằng
Khi bạn cố gắng để cơ thể và xe đạp không bị ngã bằng cách di chuyển đều đặn về phía trước, bạn cũng sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng, tư thế ngồi đúng và khả năng kết hợp các động tác đạp xe. Trạng thái cân bằng của cơ thể có xu hướng giảm dần theo tuổi tác hoặc khi không hoạt động. Do đó, việc duy trì sự cân bằng trong cơ thể là vô cùng quan trọng. Đi xe đạp giúp rèn luyện sức khỏe, còn giúp cho bạn giữ thăng bằng, tránh những chấn thương nặng có thể dẫn đến gãy xương.
=> Tham khảo 15 lợi ích của việc đi xe đạp mỗi ngày mà bạn chưa biết tại: https://wheyshop.vn/15-loi-ich-cua-viec-di-xe-dap-moi-ngay.html
2. Những tác hại của việc đi xe đạp quá nhiều
Đi xe đạp mang tới nhiều lợi ích cho sức khoẻ tuy nhiên nếu tác hại của việc đi xe đạp sẽ xảy tới nếu bạn tập luyện quá sức hoặc quá nhiều.
2.1. Tác hại của việc đi xe đạp đến sức khỏe của nữ giới
Ở phụ nữ, vùng xương chậu, bao gồm cả hậu môn, là bộ phận phải chịu đựng nhiều nhất khi đạp xe. Khi đạp xe và thực hiện các động tác mạnh, có nhiều ma sát với yên xe, bộ phận này có thể dễ dàng gây ra dị tật ở bộ phận sinh dục nữ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể làm giảm ham muốn tình dục của phụ nữ và có thể dẫn đến vô sinh nếu xương chậu bị chèn ép quá nghiêm trọng.
Trên thực tế, hầu hết các tác hại của việc đi xe đạp đối với khả năng sinh sản đã được đề cập ở trên. Điều này là do việc đạp xe được thực hiện không chính xác hoặc quá sức. Bạn nên tham khảo bài tập đạp xe phù hợp và tần suất vừa phải để có sức khỏe dẻo dai và tốt nhất là không ảnh hưởng đến cơ thể.
2.2. Tác hại của việc đi xe đạp đến sức khỏe của nam giới
Khi đạp xe, đùi, háng và bộ phận sinh dục luôn khép lại. Khi đạp xe, các cử động của chân tác động vào các vùng này của người đàn ông, luôn đẩy tinh hoàn vào vị trí ma sát liên tục. Điều này làm cho bộ phận sinh dục của nam giới cảm thấy đau nhói khiến nhiệt độ tăng cao và chèn ép ống dẫn tinh.
Đây là nguyên nhân khiến chất lượng tinh trùng kém dẫn đến vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, tác hại của việc đi xe đạp với nam giới là điều hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra ở các tay đua chuyên nghiệp khi họ phải tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài
2.3. Tác hại của việc đạp xe sai cách thời gian dài
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đạp xe hàng ngày có tốt không thì theo thống kê của các khoa tiết niệu có đến 50-60% bệnh nhân mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt là do đạp xe hàng ngày. Ngoài ra, đạp xe sai cách trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng đến cột sống, xương khớp, sức khỏe của bạn một cách không hề ngờ tới.
Trong khi đạp xe, muốn đi nhanh thì bạn buộc phải cúi người về phía trước, nếu muốn nhìn đường thì bạn phải rướn cổ lên để xem, đây là tư thế bị gò bó khiến cơ cổ bị kéo căng, đồng thời lưng cũng có những căng thẳng thêm sẽ làm mỏi cơ lưng và cổ của bạn theo thời gian.
Bên cạnh đó, nếu đạp xe quá mạnh, nhất là sau khi ra nhiều mồ hôi, bạn sẽ ít đi vệ sinh hơn, dễ xảy ra bệnh sỏi niệu đạo mà nguyên nhân là do việc bàng quang bị chèn ép và quá căng. Vì vậy, cần đạp đúng cách ở mức độ vừa phải để tránh đạp xe quá mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến cơ thể.
=> Tham khảo bài viết đạp xe giảm cân giảm mỡ bụng có tốt không tại: https://wheyshop.vn/dap-xe-giam-can-giam-mo-bung-co-tot-khong.html
3. Hướng dẫn đạp xe đúng cách
3.1 Các bước đạp xe đúng cách nhất
- Khởi động với xe đạp khoảng 5 – 10 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Khi mới đạp xe thì nên đạp chậm, nhẹ nhàng để thư giãn rồi tăng dần tốc độ lên, biện pháp này sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch và điều chỉnh nhịp thở ổn định trong khi tập
- Hít thở sâu và đều đặn khi tập để các bộ phận trong cơ thể được hoạt động tốt nhất.
- Đạp xe bằng lòng bàn chân để tăng tác dụng xoa bóp huyệt ở bàn chân hiệu quả.
- Kết thúc buổi tập thì nên đạp thêm vài phút nhẹ nhàng và giảm tốc độ để cơ thể điều hòa về trạng thái bình thường nhanh hơn.
Bên cạnh đó, để đạp xe đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần tuân thủ những điều sau:
3.2 Cung cấp năng lượng trước khi tập
Để cơ thể không bị đói và mệt khi đạp xe, bạn cần ăn nhẹ trước khi tập khoảng 1-2 tiếng. Bạn cũng có thể dùng một ly sữa hoặc một ly nước ép trái cây để cơ thể khỏe mạnh hơn.
3.3 Khởi động kỹ trước khi đạp xe
Khởi động là điều mà mọi người nên làm. Trước khi tập, bạn nên tập trước một số động tác khởi động như: xoay khớp cổ chân và cổ tay, chạy tại chỗ, chạy bộ nhẹ nhàng… Các bài khởi động sẽ giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút, chấn thương… trong khi đạp xe.
Với xe đạp, người ta thường thực hiện các động tác khởi động như sau:
- Xoay cổ chân, cổ tay để đảm bảo các khớp thẳng, thoải mái;
- Thực hiện các động tác chạy nâng cao đùi, chạy nhanh, ép dọc, ép ngang hoặc để rèn luyện cơ đùi …
3.4 Mặc quần áo thoải mái khi đạp xe
Bất kể bạn chơi môn thể thao nào, không chỉ là đạp xe, quần áo quá rộng hoặc quá chật cũng không được khuyến khích. Vì điều đó sẽ khiến cho việc tập luyện trở nên khó khăn hơn. Một lưu ý nữa là khi chọn quần áo, bạn nên chú ý đến những loại vải mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton và thường xuyên giặt giũ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào quần áo.
3.5 Không nên đạp xe quá nhiều
Như đã nói ở trên, đạp xe quá lâu có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lý của người tập, và thậm chí có thể dẫn đến vô sinh. Vì lý do này, bạn chỉ nên sử dụng xe đạp ở mức độ vừa phải để rèn luyện sức khỏe nếu bạn không phải là vận động viên đạp xe chuyên nghiệp. Để rèn luyện sức khỏe, tăng sức bền, bạn có thể tự tập tại nhà bằng xe đạp tập thể dục hoặc đạp xe ngoài trời 30 phút mỗi ngày, đều đặn 3-5 lần / tuần là đủ.
3.6 Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Khi đạp xe hoặc tập các môn thể thao khác, điều quan trọng là phải cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Trong và sau khi tập luyện, lượng mồ hôi tiết ra khi vận động khá lớn, dẫn đến nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng của cơ thể. Chính vì thế, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết khi tập luyện và nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường
3.7 Cần làm gì sau khi đạp xe?
Sau mỗi lần đạp xe, hãy cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Bạn cần ngủ đủ giấc mỗi ngày để các tế bào trong cơ thể kịp thời tái tạo và phục hồi sau khi vận động với cường độ cao, ít nhất nên ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo thể lực cho lần tập luyện tiếp theo.
» Tham khảo 20 lý do khiến bạn giảm cân không thành công tại đây : https://wheyshop.vn/tai-sao-giam-can-khong-thanh-cong.html
Trên đây là thông tin về tác hại của việc đi xe đạp cũng như một số gợi ý giúp bạn đạp xe hiệu quả hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ việc đạp xe. Mọi thứ đều có có hai mặt lợi và hại, việc bạn cần làm là tìm ra một phương pháp rèn luyện phù hợp với bản thân để rèn luyện sức khỏe một cách tốt nhất. WheyShop chúc các bạn thành công