Đạp xe và chạy bộ là 2 bộ môn luyện tập đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Có bao giờ bạn thắc mắc đạp xe hay chạy bộ đem lại nhiều lợi ích hơn. WheyShop ở đây để giải đáp thắc mắc đạp xe hay chạy bộ tốt hơn.
⇒ Tham khảo danh mục sản phẩm gel năng lượng tại đây: https://wheyshop.vn/category/gel-nang-luong-chay-bo
1. Số calo tiêu thụ giữa đạp xe và chạy bộ
Hoạt động đạp xe và chạy bộ sẽ tiêu hao năng lượng khác nhau. Tùy thuộc vào cân nặng mỗi người sẽ đốt cháy lượng calo nhiều hơn. Bên cạnh đó các yếu tố khác gây ảnh hưởng đến lượng calo tiêu thụ bao gồm tốc độ, địa hình, trao đổi chất, thời tiết,…
Để có cái nhìn khái quát hơn, WheyShop đã tập hợp số liệu cụ thể trong bảng dưới đây:
59kg | 70kg | 82kg | 93kg | |
Chạy bộ | ||||
5mph (8km/h) | 472 | 563 | 654 | 745 |
6mph (9.7km/h) | 590 | 704 | 817 | 931 |
7mph (11.3km/h) | 679 | 809 | 940 | 1,070 |
8mph (12.9km/h) | 797 | 950 | 1,103 | 1,256 |
9mph ( 14.5km/h) | 885 | 1,056 | 1,226 | 1,396 |
10mph (17.5km/h) | 944 | 1,126 | 1,308 | 1,489 |
Đạp xe | ||||
10-12mph (16-19km/h) | 354 | 422 | 490 | 558 |
12-14mph (19-21km/h) | 472 | 563 | 654 | 745 |
14-16mph (22.5-25.6km/h) | 590 | 704 | 817 | 931 |
16-19mph (25.7-30.6km/h) | 708 | 844 | 981 | 1,117 |
Số liệu trên là số liệu trung bình trong 1 giờ chạy bộ và đạp xe, để đo chính xác lượng calo tiêu hao của cơ thể có thể sử dụng máy tính calo hoặc đồng hồ đeo tay thông minh.
Đạp xe hay chạy bộ giảm cân nhanh hơn? Hai phương pháp tập luyện chạy bộ và đạp xe đều tiêu hao nhiều năng lượng. Nhìn chung có thể thấy chạy bộ tốn nhiều năng lượng hơn và đốt cháy nhiều mỡ thừa hơn.
Tuy nhiên chạy bộ trong 1 giờ có thể khiến cơ thể kiệt sức và không thể tập luyện thêm. Ngược lại, đạp xe trong 1 giờ chưa thể làm cho cơ thể mệt mỏi và cơ thể có thể rèn luyện thêm.
2. Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?
Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? Mỗi bộ môn thể thao đều đem lại sức khỏe tuyệt vời cho người luyện tập. Cả đạp xe và chạy bộ đều giúp cải thiện bệnh tim. Trên thực tế, 1 nghiên cứu cho thấy đạp xe và chạy bộ đều giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hạn chế đột quỵ. Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn? Điều này sẽ được kiểm chứng qua lợi ích và tác hại của từng bộ môn dưới đây:
2.1. Ưu điểm và nhược điểm của chạy của chạy bộ
Ưu điểm của việc chạy bộ:
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim: Khi chạy bộ, cơ thể tạo áp lực lên tim, do đó tim đập nhanh hơn và hỗ trợ tuần hoàn máu trong cơ thể
- Cải thiện sức khỏe phổi: chạy bộ thúc đẩy quá trình hít thở không khí nhanh hơn giúp lưu thông khí huyết tốt hơn
- Lợi ích sức khỏe xương: Trong quá trình chạy bộ, cơ thể tác động trực tiếp lên xương, giúp xương phát triển trở nên dẻo dai và chắc khỏe
- Giảm mỡ: Chạy bộ tiêu hao nhiều năng lượng hơn đạp xe, và điều đó lượng mỡ trong cơ thể được loại bỏ qua tuyến mồ hôi, giúp cơ thể săn chắc, thon gọn
Nhược điểm của chạy bộ:
- Mất cảm giác ngon miệng nếu chạy quá sức
- Phụ thuộc vào thời tiết
- Có thể gây chấn thương tập trung vùng chân như bàn chân, chân, đùi, gân, xương chậu, lưng
Nhóm cơ bắp được bổ sung khi chạy bộ:
- Cơ tứ đầu
- Gân kheo
- Cơ gấp lòng bàn chân
- Gluteus maximus
2.2. Lợi ích và tác hại của việc đạp xe
Lợi ích của việc đạp xe:
- Lợi ích sức khỏe tim mạnh: Khi chạy bộ, toàn bộ cơ thể hoạt động mạnh mẽ, tăng cường cơ tim, từ đó kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất
- Cải thiện sức khỏe phổi: Đạp xe khiến phổi hoạt động tốt hơn bằng cách hít thở sâu để lấy lượng oxy dồi dào và thải ra khí CO2
- Giảm tác động lên khớp chân: Đạp xe do các cơ và gân kheo hoạt động, vì vậy các khớp không bị tác động mạnh hạn chế chấn thương vùng khớp
- Giảm cân: Đạp xe là 1 trong những bộ môn đốt cháy mỡ nhanh chóng, bổ sung cơ bắp chắc khỏe
Tác hại của việc đạp xe:
- Rủi ro chấn thương và đau nhức tại các vùng: đầu gối, cổ, lưng, cổ tay. Mức rủi ro này thấp hơn chạy bộ
- Đạp xe cường độ cao gây tê chân và căng cơ
- Chạy quá sức gây mất cảm giác ngon miệng
- Phụ thuộc vào thời tiết nắng hoặc mưa
Đạp xe giúp săn chắc vùng cơ bắp:
- Cơ tứ đầu
- Gân kheo
3. Nên tập luyện bao nhiêu phút mỗi ngày
Mặc dù theo nghiên cứu, chạy bộ và đạp xe giúp cải thiện bệnh tim và khớp xương tuy nhiên cơ thể cần hạn chế thời gian và cường độ tập luyện để đảm bảo sức khỏe. Tập luyện quá sức có thể khiến tim đập quá mạnh, thúc đấy phát triển bệnh tim. Hơn thế nữa, tập luyện cường độ cao khiến khớp xương bị tổn thương.
Mỗi ngày nên đạp xe bao nhiêu km? Theo các chuyên gia, mỗi ngày cơ thể chỉ nên đạp xe tối đa 30 phút đến 60 phút và 1 tuần chỉ nên rèn luyện từ 3 đến 5 ngày.
Nên chạy bộ bao nhiêu phút mỗi ngày?Chạy bộ khiến tiêu hao thể lực nhiều hơn đạp xe, do đó hãy chạy bộ 3 km duy trì với vận tốc phù hợp. Chỉ nên chạy bộ 5 lần/1 tuần.
Đạp xe và chạy bộ đều có lợi ích riêng và tác hại khác nhau. Do đó không thể so sánh giữa 2 bài tập này, đạp xe hay chạy bộ tốt hơn phụ thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau. Hiểu được cơ thể để biết phương pháp luyện tập nào tốt với bạn. Nếu bạn bị đau khớp đầu gối thì không nên vận động bằng phương pháp chạy.
Lưu ý: Để có sức bền khi đạp xe hay chạy bộ, có thể đem theo bên mình gel năng lượng nhỏ gọn, tiện lợi, sử dụng ngay cả trong lúc chạy để không kiệt sức.
⇒ Tham khảo tác hại của đi xe đạp tại đây: https://wheyshop.vn/tac-hai-cua-viec-di-xe-dap-ma-ban-chua-biet.html
Bài viết trên WheyShop tập hơn các kiến thức về chạy bộ và đạp xe. Mỗi phương pháp đều có lợi ích tuyệt vời, vì vậy đạp xe hay chạy bộ tốt hơn phụ thuộc vào nhu cầu mỗi người. Hãy dựa trên sức khỏe và lối sống của mình để đưa ra sự lựa chọn đạp xe hay chạy bộ tốt hơn nhé!