Kỹ thuật đá cầu cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật đá cầu cơ bản dành cho người mới bắt đầu

ky-thuat-da-cau-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-01

Kỹ thuật đá cầu cơ bản là kiến thức đầu tiên mà ai muốn tìm hiểu về bộ môn đá cầu đều phải biết và nắm vững. Vậy kỹ thuật đá cầu cơ bản bao gồm những gì? Xin mời các bạn hãy cùng WheyShop tham khảo thông qua bài viết dưới đây!

⇒ Xem thêm các sản phẩm Whey Protein đang khuyến mãi tại đây: https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Môn thể thao đá cầu là gì?

1.1. Đá cầu là gì?

Đá cầu là 1 bộ môn truyền thống của người dân Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. Người chơi sử dụng chân và các bộ phận khác (trừ tay) để truyền qua lại quả cầu lông vũ. Môn thể thao này không giới hạn người chơi: 1 người đá biểu diễn nghệ thuật, 2 người đá cầu, hay 1 nhóm người đứng thành vòng tròn đá cầu chuyền. Đá cầu là 1 môn thể thao dân gian được lưu truyền cho tới ngày hôm nay.

Đá cầu được chia làm 2 loại:

  • Đá cầu nghệ thuật: Đá câu không có nhiều luật, chỉ đơn giản tung chuyền quả cầu qua lại mà không chạm đất
  • Đá cầu thi đấu: Đá cầu sẽ có quy định về kỹ thuật chân, tung cầu và quy định về sân đá cầu, cách tính ghi điểm

1.2. Lịch sử môn đá cầu Việt Nam

Các nhà lịch sử học đã tìm thấy hình khắc đá cầu trên gỗ tại nhiều ngôi chùa Việt Nam vào thế kỷ 17, cho thấy đá cầu đã có lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên do chiến tranh, đạn lạc mà bộ môn đá cầu bị người dân lãng quên.

Cho tới khi xuất hiện 1 bác sĩ nhi khoa tài năng Nguyễn Khắc Viện – người đã khôi phục lại bộ môn đá cầu. Năm 1975, Nguyễn Khắc Viện đã tìm tòi và chính tay làm nên quả cầu đá.

Muốn phổ biến môn đá cầu rộng hơn nữa, Nguyễn Khắc Viện đã đến từng khu phố, từng trường học để giới thiệu về quả cầu và cách chơi. Ông đã tạo tiền đề để Nhà nước đưa bộ môn đá cầu chính thức vào trường học để giảng dạy.

ky-thuat-da-cau-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-01

⇒ Tham khảo: Tổng hợp: Các loại võ thuật phổ biến đang có tại Việt Nam

2. 4+ Lợi ích sức khỏe khi đá cầu

2.1. Hỗ trợ tăng chiều cao

Môn thể thao đá cầu rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt tác dụng của đá cầu thúc đẩy tăng chiều cao hiệu quả. Người chơi đá cầu cần sử dụng đôi chân khéo léo, vươn dài chân chạm tới cầu, do đó đá cầu hỗ trợ tăng chiều cao, thúc đẩy giãn cơ và kéo dài chân.

Bên cạnh đó, đá cầu lông là bộ môn thể thao sử dụng toàn bộ cơ thể, tạo áp lực lên cơ tim, từ đó đá cầu có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, vận chuyển canxi vào xương.

2.2. Giảm cân, giảm béo

Đá cầu thường xuyên chắc chắn sẽ giúp bạn giảm cân và đốt mỡ bụng hiệu quả. Theo các chuyên gia, 1 giờ đá cầu giảm 500 – 600 calo. Như vậy, chỉ cần đá cầu 30 phút đốt cháy 250 – 300 calo.

Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi việc di chuyển liên tục, phối hợp chân và tay uyển chuyển, từ đó đốt cháy lượng lớn calo. Có thể nói, đá cầu giúp bạn giảm mỡ bụng, loại bỏ mỡ thừa và giúp vóc dáng trở nên đẹp hơn, săn chắc, khỏe mạnh.

2.3. Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

Đá cầu có tác dụng giải phóng những năng lượng xấu, buộc người chơi tập trung hoàn toàn vào cuộc chơi, khi đó não bộ ngừng suy nghĩ đến những áp lực, stress.

Đá cầu có lợi cho tâm trạng, cảm xúc của bạn sẽ trở nên nhẹ nhõm, thoải mái, vui vẻ sau khi kết thúc buổi tập. Đá cầu là môn thể thao kết nối giao lưu với nhiều người, phù hợp với những người nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

2.4. Tăng khả năng tập trung

Để bắt được điểm rơi của cầu, phải luôn luôn tập trung vào quả cầu, chăm chú nhìn đường cầu, linh hoạt di chuyển và điều chỉnh cơ thể. Đá cầu lôngcó tác dụng rèn luyện sự tập trung cao độ.

Ngoài ra, tác dụng của đá cầu còn nâng cao sự phán đoán, khi thi đấu không chỉ nhìn vào quả cầu mà còn rèn luyện tư duy để đá cầu mà đối thủ không đỡ được.

⇒ Tham khảo: Taekwondo là gì? Taekwondo có mấy đai? 

3. Những điều kiện đá cầu giỏi

Làm thế nào để đá cầu giỏi? Có nhiều yếu tố giúp bạn có thể thành thạo bộ môn thể thao đá cầu bao gồm năng khiếu bẩm sinh, nỗ lực tập luyện. Tuy nhiên cách đá cầu giỏi chính là sự chăm chỉ. 

3.1. Năng khiếu có sẵn

Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi sự dẻo dai, linh hoạt của đôi chân và khả năng vận động của mắt. Cách để đá cầu giỏi là bạn phải có năng khiếu bẩm sinh, đặc biệt là đôi chân nhanh nhẹn, khả năng quan sát. Tuy nhiên, tất cả những điều này đều có thể bù đắp bằng việc luyện tập kỹ thuật đá cầu thường xuyên.

3.2. Thái độ tập luyện

Như đã nói, cách đá cầu giỏi là sự chăm chỉ. Không có gì ngăn cản bạn khi bạn kết hợp nhiệt huyết và chăm chỉ của chính mình để tự tạo nên thành công.

Cách đá cầu giỏi là trong 1 ngày bạn cố gắng luyện tập thời gian dài. Khi đã làm quen với kỹ thuật đá cầu cơ bản, bạn nên kiểm soát đường cầu, nâng cao kỹ năng đá cầu của mình. Không nên tập đá cầu lông với thái độ hời hợt, không nghiêm túc sẽ không thể giúp bạn đá cầu giỏi.

ky-thuat-da-cau-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-01

⇒ Tham khảo: Kỹ thuật đánh và cách đập bóng chuyền hơi cơ bản cho người mới

4. Kỹ thuật đá cầu cơ bản

Trên thực tế, hầu hết người chơi đá cầu không thể chơi đá cầu hay hoặc sai tư thế do không nắm vững lý thuyết môn đá cầu, không sử dụng đúng kỹ thuật đá cầu lông dẫn đến việc tập luyện sai cách.

4.1. Cách cầm cầu đúng

Tay cầm cầu cùng với chân đá cầu để cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0.3m. Người chơi cầm cầu bằng ngón trỏ và ngón giữa, bàn tay hơi khum lại để có thể đỡ cầu, tay không cầm cầu thì co lại tự nhiên.

4.2. Cách phát cầu đúng kỹ thuật

Có 3 kỹ thuật phát cầu đá cơ bản mà bạn cần phải nhớ:

Phát cầu chân thấp chính diện:

Đây là 1 kĩ thuật thường được sử dụng khá nhiều trong việc tập luyện và việc thi đấu đá cầu lông với mục đích là đưa cầu qua lưới.

Kỹ thuật phát cầu chân thấp chính diện:

  • Chân phát cầu thì để sau, bàn chân trước đặt hướng vuông góc so với đường biên ngang và đồng thời mũi bàn chân cách đường biên ngang một khoảng 20cm với mép ngoài của bàn chân cách phần đường giới hạn khu vực phát cầu khoảng chừng 20cm.
  • Mũi bàn chân sau của bạn chống xuống đất, hơi xoay ra ngoài để cho trục của bàn chân hợp với nhau thành một góc tầm 45 độ, 2 hai gót chân thì cách nhau 30-40cm.
  • Tay còn lại thì bạn để tự nhiên dọc theo thân người. Mắt luôn quan sát đối phương để chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.

Kỹ thuật phát cầu đá này vừa khai thác điểm yếu của đối phương thông qua các chiến thuật phát cầu hiểm hóc để giành được điểm trực tiếp hoặc cũng có thể đưa đối phương vào thế bị động, lúng túng và từ đó giành điểm.

Phát cầu chân thấp nghiêng người:

Kỹ thuật phát cầu này tương tự như cách đá cầu thấp trước đó:

  • Mũi chân trước thẳng hàng 1 góc khoảng 40 – 45 độ so với đường cầu môn
  • mũi chân trước cách đường giao bóng khoảng 30 – 40cm.
  • Thân trên xoay sang phải (nếu dùng chân thuận) sao cho vai gần như vuông góc với đường cầu môn.

Phát cao chân nghiêng người (thường áp dụng cho thi đấu):

Tư thế phát cầu này gần giống với tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình:

  • Bàn chân trước hợp với đường biên ngang một góc 35 độ – 45 độ.
  • Mũi bàn chân cách đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm – 50cm.

Sau khi đã đứng ở tư thế chuẩn bị phát cầu dựa vào 3 kỹ thuật phát cầu đá cơ bản trên. Cách phát cầu đúng kỹ thuật như sau:

  • Ném cầu lên cao khoảng 0.5m.
  • Khi cầu tiếp đất, dùng chân tiếp quả cầu và đá cầu lông qua lưới sang phần sân đối phương.

⇒ Tham khảo: Cách tăng tới 25 cm trong 1 năm của cầu thủ Scott McTominay 

4.3. Kỹ thuật tâng cầu

Dưới đây là 2 kỹ thuật đá cầu cơ bản nhất:

Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi

Cách thực hiện:

  • 2 Chân đứng rộng bằng vai, các ngón chân thuận cách gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, để bàn chân chạm đất bằng nửa bàn chân.
  • Đầu gối hơi khuỵu xuống, cánh tay thả lỏng tự nhiên, trọng tâm dồn vào bàn chân trước. 
  • Tâng cầu lên khoảng 0.3 – 0.5m, cách ngực 0.2 – 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng rơi.
  • Di chuyển theo hướng cầu rơi, sau đó uốn cong đầu gối của bạn để đá cầu lông nhẹ nhàng tâng cầu bằng đùi

Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi sai:

  • Người chơi đá cầu tâng quá xa hoặc quá thấp.
  • Người chơi chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc bị di chuyển chậm.

Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Cách đá cầu bằng mu bàn chân như sau:

  • Chuẩn bị với tư thế 2 chân đứng rộng bằng vai, phần mũi chân thuận thì đặt sau phần gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân.
  • 2 Đầu thì gối hơi khuỵu, 2 tay thả lỏng tự nhiên, trọng tâm cơ thể để dồn vào chân trước. 
  • Tung cầu lên cao một khoảng tầm 0.5m.
  • Khi cầu đá rơi xuống, sử dụng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng chừng 0.5m.
  • Trường hợp cầu rơi hướng hơi xa vị trí đứng thì bạn cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu, đá cầu lông nghệ thuật.

Cách đá cầu bằng mu bàn chân sai:

  • Tung cầu lệch hướng
  • Đưa chân ra quá sớm hoặc quá muộn
  • Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc bị chậm

4.4. Cách tấn công ghi điểm nhiều nhất

Có 4+ cách tấn công bằng cầu để hạ đối thủ trong thời gian ngắn:

  • Kỹ thuật đánh đầu: Bạn sử dụng sức bật và khả năng đánh đầu để khiến đối phương khó xác định phương hướng đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới trên phần sân của mình.
  • Kỹ thuật bạt cầu: 1 kỹ năng khá khó bạn cần có cảm giác cầu tốt, sức bật và có độ dẻo của cổ chân và sự linh hoạt của các khớp chân, thực hành đúng và chuẩn sẽ cực kỳ đẹp mắt.
  • Kỹ thuật móc cầu: 1 cách dứt điểm đầy tốc độ, cầu rơi từ trên cao xuống với tốc độ cao gần như đối phương không có cơ hội đỡ cầu, mà chỉ còn cách nhảy lên chắn cầu. Để thực hiện kỹ năng này cần có sự kết hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người bật nhảy móc cầu. Người bật nhảy cần có sức bật tốt, cổ chân dẻo và cảm giác không gian tinh tế để có pha móc cầu mạnh và hiểm.
  • Kỹ thuật chuyền cầu: Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai. Chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. Kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác .

4.5. Bí quyết để đá cầu giỏi

Trong trò chơi, mỗi người chỉ được chạm tối đa 2 trạm trên cầu. Do đó việc hoàn thiện kỹ thuật đá cầu cơ bản (kỹ thuật đỡ cầu) khi phòng ngự là rất quan trọng.

  • Cách đá cầu lông hay đỡ cầu bằng mu bàn chân phù hợp với đường cầu xa người và khá cao.
  • Dùng phần lòng trong chân để khống chế với các đường cầu thấp chính diện hay dùng để mồi cầu cho đồng đội.
  • Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi hoặc đỡ cầu phù hợp vói đá cầu lông đi trực diện.

Tất cả các kỹ thuật đá cầu trên bạn nên tập luyện thành thạo đá cầu. Để thực hiện đúng, bạn cần có thời gian tập thể dục thường xuyên.

⇒ Tham khảo: Billiard là gì? Tìm hiểu bộ môn Billiard

5. Luật đá cầu mới nhất đang hiện hành

Bạn có mong muốn trở thành 1 VĐV đá cầu chuyên nghiệp không? Để luyện tập đá cầu chuyên nghiệp, cần phải nắm vững lý thuyết môn đá cầu. Luật đá cầu hiện hành được Nhà nước ban hành gồm 19 điều và 1 phụ lục, áp dụng cho tất cả các cuộc thi đá cầu tại Việt Nam.

5.1. Kích thước sân đá cầu

Kích thước sân thi đấu đá cầu lông  là 1 mặt phẳng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11.88m, chiều rộng 6.10m tính đến đường giới hạn. Cách đường giới hạn:

  • Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
  • Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1.98m và chạy song song với đường phân đôi sân.

5.2. Lưới

Lưới rộng 0.75m, dài tối thiểu 7.1m, các mắt lưới có kích thước là 0.016m x 0.019m. 2 Cột căng lưới được để ngoài sân, cách đường biên dọc 0.5m. Quy định chiều cao lưới đá cầu:

  • Chiều cao lưới đối với nam: 1.5m
  • Chiều cao lưới đối với nữ: 1.6m
  • Chiều cao lưới đối với thiếu niên: 1.4m
  • Chiều cao lưới đối với nhi đồng: 1.3m

5.3. Cầu

  • Cầu đá Việt Nam 202
  • Chiều cao 0.131m, rộng 0.06m
  • Trọng lượng 14g

5.4. Đấu thủ

  • Trận đấu đá cầu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội 1 đấu thủ.
  • Trận đấu đá cầu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội 2 đấu thủ.
  • Trận đấu đá cầu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có 3 đấu thủ.
  • Trận đấu đá cầu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa 9 đấu thủ và tối thiểu 6 đấu thủ, thi đấu theo thứ tự: đá cầu đơn, đôi, đội, đôi, đơn.
  • Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ).

5.5. Trang phục đá cầu phù hợp

Giày chạy bộ và quần áo thoải mái cũng là chìa khóa để chơi đá cầu tốt hơn. Chọn 1 đôi giày vừa chân và trang phục vừa vặn với cơ thể, không quá chật, giúp bạn dễ dàng di chuyển. Cả 2 điều này đều giúp ngăn ngừa chấn thương. 

Có 2 loại giày đá cầu phổ biến: 

  • Giày mỏ vịt: Sử dụng da lộn hoặc da công nghiệp tạo sự thoải mái, mu bàn chân được mở rộng như hình mỏ vịt giúp tăng khả năng giữ cầu, cứu cầu dễ dàng hơn rất nhiều, phần mỏ vịt là cũng khó di chuyển và chỉ thích hợp để đá cầu lông.
  • Giày thể thao: Được làm bằng vải nên khả năng thi đấu và sử dụng rất đa dạng từ đá bóng, chạy bộ,… Loại giày này có nhiều kiểu dáng và chất liệu để bạn lựa chọn, tuy nhiên nếu bạn mới làm quen với việc đá cầu nghệ thuật thì kiểu giày này sẽ gây bất tiện khi tập luyện.

⇒ Tham khảo: Bộ môn lặn Scuba Diving là gì?

5.6. Các lỗi đá cầu

Lỗi của bên phát cầu:

  • Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu.
  • Đấu thủ phát cầu không qua lưới hoặc qua nhưng chạm lưới.
  • Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.
  • Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.
  • Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây).
  • Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.

Lỗi của bên đỡ phát cầu:

  • Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ.
  • Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu.
  • Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể.

Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:

  • Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.
  • Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới.
  • Cầu chạm cánh tay.
  • Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người.
  • Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương.
  • Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác.

5.7. Hệ thống tính điểm

  • Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm và giành quyền giao cầu.
  • Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 – 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).
  • Mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút. Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14 – 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17).
  • Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân.
  • Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 – 14 hoặc 20 – 20, thì bên vừa ghi được điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên.

ky-thuat-da-cau-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-01

⇒ Tham khảo: Calisthenics là gì? Hướng dẫn cách tập Calisthenics cơ bản cho người mới

Bài viết trên đây giới thiệu cho bạn những kỹ thuật đá cầu cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức và có thể trải nghiệm môn đá cầu một cách tuyệt vời nhất. WheyShop chúc bạn thành công!

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả