Bật mí 3+ công thức ngâm chân nước gừng thư giãn, trị bệnh

Bật mí 3+ công thức ngâm chân nước gừng thư giãn, trị bệnh

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ 9+ tác dụng khi ngâm chân nước...

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ với bạn đọc 9+ tác dụng khi ngâm chân nước gừng và cách ngâm chân nước gừng đơn giản tại nhà.

⇒ Tham khảo các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ tại đây: https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Top 9+ tác dụng ngâm chân nước gừng

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ 9+ tác dụng khi ngâm chân nước...

Ngâm chân nước gừng có tác dụng gì? Khi chúng ta già đi hoặc mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính, các triệu chứng liên quan đến bàn chân như đau dây thần kinh, giãn tĩnh mạch, tuần hoàn máu… Ngâm chân nước gừng là 1 biện pháp hoàn hảo hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bàn chân. 

1.1. Giảm đau do viêm khớp, viêm đa khớp

Tác dụng ngâm chân nước gừng là giảm đau và có thể ngăn ngừa các cơn đau do viêm khớp, đau cổ chân, đau gót chân. Ngâm chân muối gừng pha nóng mỗi tối không chỉ tốt cho đôi chân mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

1.2. Trị chứng lạnh chân

Ngâm chân trong nước ấm (40 – 50 độ C) pha chút muối và gừng khoảng 20 phút mỗi ngày giúp giãn mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông khắp cơ thể. Trong quá trình ngâm chân, bạn có thể dùng tay massage nhẹ nhàng bàn chân để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Về lâu về dài, tác dụng ngâm chân nước gừng sẽ giúp bạn có đôi chân ấm áp, hạn chế bị lạnh chân trong mùa đông.

1.3. Giảm đau vết thương ở chân

Phương pháp này chỉ phù hợp với những vết thương ở mô mềm, không áp dụng cho vết thương hở. Trong các phương pháp giảm đau của kỹ thuật phục hồi chức năng sau chấn thương có 2 phương pháp là chườm nóng và chườm lạnh. 

Tác dụng ngâm tay vào nước muối gừng hay ngâm chân làm giảm ngay cơn đau nhức cơ bàn chân, bàn tay, tạo cảm giác thư thái, sảng khoái. Cách làm này giúp giảm đau cơ bắp chân tức thì và giúp tinh thần bạn thư giãn thoải mái hơn.

1.4. Điều trị cao huyết áp, chóng mặt

Tác dụng ngâm chân nước gừng là gì? Do đặc tính giãn mạch của ngâm chân nước gừng, nó cũng sẽ khiến huyết áp của bạn giảm đáng kể khi tăng đột ngột. Nước gừng có đặc tính nóng, tuy tiếp xúc với bên ngoài da chân nhưng các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ làm mạch máu giãn ra, nhờ đó huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

⇒ Xem thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? Bấm lỗ tai nên ăn gì cho mau lành?

1.5. Điều trị chứng mất ngủ

Một cách chữa mất ngủ an toàn, đơn giản và tốn ít chi phí là ngâm chân nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau 1 ngày làm việc mệt mỏi trở về nhà, ngâm chân bằng 1 chậu nước gừng ấm không những có tác dụng xua tan mệt mỏi mà còn nhẹ nhàng kích thích thần kinh trung ương, ức chế vỏ não, giúp tinh thần sảng khoái, đi vào giấc ngủ sâu, ngủ ngon và nhanh chóng khôi phục sức khỏe.

1.6. Xóa tan mệt mỏi

Chỉ cần ngâm chân vào nước ấm cũng đủ làm bạn sảng khoái và làm ấm cơ thể, tác dụng này sẽ tốt hơn khi bạn ngâm chân nước gừng. Điều này giúp bạn được thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn máu, các huyệt đạo ở lòng bàn chân được kích hoạt, mạch máu não giãn ra giúp máu lưu thông dễ dàng, cung cấp oxy tốt cho não.

1.7. Giải độc cho bàn chân

Cả 1 ngày làm việc đi giày, dép, giày cao gót… sẽ gây căng thẳng và đau nhức bàn chân. Bởi vậy tác dụng ngâm chân nước gừng ấm bạn sẽ có cảm giác dễ chịu, cơ thể thư giãn lòng bàn chân. Ngoài ra, ngâm chân nước gừng còn giúp kích thích giải độc ở chân, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường sức khỏe của đôi chân.

1.8. Trị mụn ở chân

Ngâm chân nước gừng và muối ngoài tác dụng dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, kháng viêm, giảm ngứa, giảm đau còn có thể sát khuẩn nhẹ cho da, giúp vùng da bị mụn nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, muối có tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở chân.

1.9. Giảm phù chân

Pha muối gừng với nước nóng giúp giảm sưng tấy ở bàn chân, nước nóng giúp cải thiện lưu thông máu. Việc ngâm chân như vậy sẽ giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu và dịch ở bàn chân/mắt cá chân.

Các mẹ bầu thường bị đau mỏi mông và bắp chân, phù chân, máu lưu thông kém thì tác dụng ngâm chân nước gừng ấm đặc biệt hiệu quả và an toàn cho mẹ và bé.

⇒ Xem thêm: Cách chữa rát mặt khi hàn cho dân cơ khí hiệu quả

2. Có nên ngâm chân nước gừng hàng ngày?

Theo nghiên cứu, bàn chân có vô số dây thần kinh và huyệt đạo. Như đã nêu ở trên, Massage chân thường xuyên tác động trực tiếp lên dây thần kinh, điều này có tác dụng giảm căng thẳng cho bàn chân, thải độc cho bàn chân. 

Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, bàn chân cũng cần được chăm sóc thường xuyên. Dù thời tiết nóng hay lạnh, việc ngâm chân mỗi ngày đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như cải thiện hệ thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế sự phát sinh của nhiều bệnh tật.

Ngoài ra, thường xuyên ngâm chân trước khi ngủ còn giúp bạn có giấc ngủ ngon, sâu hơn. Ngâm chân thảo dược thường xuyên hay ngâm chân nước gừng sẽ giúp bạn sở hữu đôi chân khỏe mạnh, gót chân hồng hào.

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ 9+ tác dụng khi ngâm chân nước...⇒ Xem thêm: Khoả thân khi ngủ có tốt không? 5+ Lời khuyên từ chuyên gia khi ngủ nude

3. Tổng hợp 3+ cách ngâm chân nước gừng khác nhau

Bạn đã biết tác dụng ngâm chân nước gừng là gì, vậy cách pha nước gừng ngâm chân như thế nào? Cùng theo dõi 3+ cách làm nước ngâm chân:

3.1. Cách ngâm chân bằng nước gừng truyền thống

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi, gừng khô
  • Nước ấm (tránh đun sôi sẽ làm mất tinh dầu, làm giảm giá trị dược liệu của gừng)

Để tận dụng tối đa công dụng của gừng, hãy dùng gừng tươi và nước ấm. Mặc dù gừng khô có thể dùng để ngâm chân nhưng tốt nhất bạn nên dùng gừng sống.

Cách làm:

  • Cắt gừng thành từng khúc nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay rồi thái nhỏ hoặc băm nhuyễn.
  • Cho gừng nạo vào nồi vừa và thêm 1 lít nước. Đun trên lửa nhỏ trong 15 – 20 phút, không đun sôi.
  • Trong khi đó, đổ nước ấm vào chậu. Nước gừng sau khi đun, lọc lấy nước gừng, loại bỏ gừng. Ngâm chân của bạn giúp đôi chân thoải mái, thư giãn và tận hưởng.
  • Khi bồn ngâm chân nguội đi, hãy làm mới bồn bằng nước nóng để duy trì nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể chuẩn bị sẵn bình giữ nhiệt hoặc ấm trà điện.

3.2. Cách ngâm chân với gừng và muối hạt

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi, gừng khô
  • Nước ấm (tránh đun sôi sẽ làm mất tinh dầu, làm giảm giá trị dược liệu của gừng)
  • Muối hạt

Cách làm:

  • Cắt gừng thành từng khúc nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay rồi thái nhỏ hoặc băm nhuyễn.
  • Cho gừng nạo vào nồi vừa và thêm 1 lít nước. Đun trên lửa nhỏ trong 15 – 20 phút, không đun sôi.
  • Trong khi đó, đổ nước ấm vào chậu, thêm một chút muối hạt. Nước gừng sau khi đun, lọc lấy nước gừng, loại bỏ gừng. Ngâm chân của bạn giúp đôi chân thoải mái, thư giãn và tận hưởng.
  • Bạn ngâm chân với gừng và muối từ 5 – 10 phút, sau đó có thể sử dụng muối hạt massage chân, muối hạt còn có tác dụng tẩy da chết vô cùng hiệu quả

⇒ Xem thêm: Hướng dẫn cách ngâm chân lá lốt 

3.3. Nước gừng ngâm chân với các loại thảo mộc khác.

Các thành phần thuốc khác có thể cải thiện các triệu chứng khác nhau. Để có cảm giác sảng khoái và tác dụng chữa bệnh, hãy thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc hoa hồng khi ngâm chân nước gừng nhé!

Bạn hoàn toàn có thể thay thế tinh dầu thảo mộc đa dạng khác nhau để ngâm chân nước gừng:

  • Rễ bạch chỉ (1/3 chén) và long nhãn (2 muỗng canh): Giúp thư giãn, làm sáng và giúp giảm các vấn đề về tăng sắc tố
  • Rễ bồ công anh: khóa nhiệt và độc tố bệnh tật
  • Muối Epsom: ngâm chân muối gừng giúp tẩy da chết và làm giảm mệt mỏi, thư giãn đôi bàn chân
  • Hương thảo: tạo ra sự ấm áp và hỗ trợ trí nhớ
  • Dầu cây trà: trị nhiễm nấm, chống hôi chân
  • Giấm hoặc nước cốt chanh: Làm mềm bàn chân chai sạn

Hướng dẫn cách nấu nước:

  • Đun nhỏ lửa nước gừng cùng 1/4 đến 1/3 chén thảo mộc khô như bạch chỉ hoặc bồ công anh trong 40 phút.
  • Một số loại thảo mộc không cần đun sôi mà cho trực tiếp vào nước tắm nóng: nước cốt chanh, dấm, muối Epsom,…
  • Ngâm chân từ 15 -20 phút

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ 9+ tác dụng khi ngâm chân nước...

⇒ Xem thêm: Tổng hợp 15+ cách trị say xe vĩnh viễn đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết 

4. Top 3+ nguyên tắc khi ngâm chân nước gừng

4.1. Nhiệt độ nước

  • Ngâm chân trong nước quá nóng có thể gây đau, mẩn đỏ và thậm chí là bỏng nặng. Vì vậy, nhiệt độ nước để ngâm chân không được quá 41 độ C. 
  • Sau khi ngâm khoảng 10 phút, bạn có thể pha thêm nước nóng để nhiệt độ nước luôn ổn định.
  • Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, thường xuyên bị chóng mặt chú ý không ngâm chân trong thời gian dài, nhiệt độ của bàn chân chỉ có thể ở mức khoảng 37 độ C.

4.2. Thời điểm ngâm chân nước gừng

Thời điểm tốt nhất để ngâm chân nước gừng là 9 giờ tối vì đây là thời điểm cơ thể yếu nhất trong ngày. Nếu ngâm chân sẽ giúp nhiệt độ cơ thể tăng lên, mạch máu giãn ra, từ đó giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi ngâm chân, bạn ngồi thẳng lưng và ngâm trong khoảng 20-30 phút. 

4.3. Top 5+ chú ý khi ngâm ngâm chân nước gừng

Nước trong chậu phải sâu đến mắt cá chân (khoảng 2 cm). Nếu bạn ngâm chân nước gừng trong xô cao thì nước ngâm chân phải ngập đến bắp chân là cách tốt nhất giúp lưu thông máu.

Hãy chắc chắn rằng bàn chân của bạn có chỗ để ngâm và bồn tắm không quá chật chội.

  • Không ngâm chân trong nước quá nóng
  • Không ngâm chân khi đói hoặc vừa ăn xong
  • Không ngâm chân nước gừng khi ngồi trong phòng lạnh (điều hòa hoặc quạt quá lạnh)
  • Không nên ngủ ngay sau khi ngâm chân
  • Kết hợp massage chân khi ngâm chân nước gừng

⇒ Xem thêm: Bật mí: Cách làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo

5. Những người không nên ngâm chân nước gừng

Ngâm chân nước gừng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên áp dụng. Tổng hợp 5+ đối tượng không được ngâm chân nước gừng:

  • Trẻ nhỏ không nên ngâm chân nước gừng vì sẽ làm lỏng các dây chằng ở chân, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân.
  • Những người bị phong thấp và xơ cứng động mạch (bệnh lão suy), vì ngâm chân trong nước nóng lâu có thể bị hoại thư.
  • Người bị giãn tĩnh mạch nên hạn chế ngâm chân nước nóng.
  • Người bị bong gân, vết thương hở ở chân không nên ngâm chân nước gừng
  • Những người bị mụn rộp ở chân và bệnh chàm không thích hợp ngâm chân trong nước nóng.
  • Người hay uống rượu bia không nên ngâm chân nước gừng.
  • Bệnh nhân tiểu đường có làn da mỏng hơn, các dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Ngoài ra, nếu trên bàn chân xuất hiện những mụn nước nhỏ nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiễm trùng, lở loét…

Ngâm chân nước gừng không chỉ là phương pháp thư giãn mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết này WheyShop sẽ chia sẻ 9+ tác dụng khi ngâm chân nước...⇒ Xem thêm: 4 cách chăm sóc khi bị bung móng chân hiệu quả

Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Vì vậy, việc giữ ấm và chăm sóc tốt cho đôi chân cũng là điều cần lưu ý. Trên đây là những chia sẻ của WheyShop về cách ngâm chân nước gừng và cách chăm sóc sức khỏe bàn chân. Chúc bạn có những giây phút thư giãn khi ngâm chân nước gừng và khỏe mạnh hơn mỗi ngày nhé!