Tác hại của bột Yến mạch : không phải ai cũng biết
Tác hại của bột yến mạch là gì? Bột yến mạch là loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang băn khoăn về tác hại của bột yến mạch hãy cùng WheyShop tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
⇒ Tham khảo danh mục các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi tại
1. Bột yến mạch là gì ?
Bột yến mạch là 1 loại thực phẩm ngũ cốc, tên khoa học là Avena sativa. Ngũ cốc yến mạch dạng nguyên chất nhất phải mất rất nhiều thời gian để tinh chế. Vì lý do này, hầu hết mọi người đều thích các loại bột yến mạch cán, nghiền hoặc cắt nhỏ. Bởi chúng dễ dàng kết hợp và chế biến với nhiều thực phẩm khác nhau.
Bột yến mạch là nguồn cung cấp carb và chất xơ tốt, bao gồm chất xơ Beta – glucan có tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe. Yến mạch cũng chứa hàm lượng chất đạm và chất béo khá cao ở hầu hết các loại ngũ cốc yến mạch. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng còn tìm thấy Vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hoá.
Theo nghiên cứu, trong 78g yến mạch tương đương 303 calo, và hàm lượng trong ½ chén yến mạch sấy (78g) chứa:
Carb: | 51g |
Protein: | 5g |
Chất xơ: | 8g |
Chất béo: | 5g |
Mangan: | 191% RDI |
Phốt pho: | 41% RDI |
Magie: | 34% RDI |
Đồng: | 24% RDI |
Sắt: | 20% RDI |
Kẽm: | 20% RDI |
Folate: | 11% RDI |
Vitamin B1 (thiamin): | 39% RDI |
Vitamin B5 (acid pantothenic): | 10% RDI |
⇒ Mời bạn tham khảo: Thực đơn giảm cân cho nữ hiệu quả 1 tuần
2. 11+ Lợi ích sức khỏe khi ăn bột yến mạch
Trước khi tìm hiểu tác hại của bột yến mạch hãy cũng điểm qua lợi ích của yến mạch nguyên chất nhé! Yến mạnh có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp tăng cường cholesterol HDL, đồng thời giảm cholesterol LDL và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, sử dụng yến mạnh còn đem lại nhiều tác dụng:
2.1. Giảm huyết áp
Yến mạch giàu chất chống oxy hoá có chứa Avenanthramide và các hợp chất thực vật có lợi gọi là Polyphenol. Đây là 1 nhóm chất chống oxy hoá duy nhất hầu như chỉ tìm thấy trong yến mạch. Tác dụng của bột yến mạch giúp hạ huyết áp bằng cách tăng sản xuất oxit nitric. Phân tử khí này giúp giãn mạch máu và dẫn đến quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
2.2. Yến mạch có thể kiểm soát đường huyết, giảm cân
Nhờ chất xơ không hòa tan Beta – Glucan nên yến mạch giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, ăn bột yến mạch có tác dụng cảm giác no hơn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và tăng sản xuất hoocmon không thèm ăn PYY, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
2.3. Bột yến mạch keo như 1 chất bảo vệ da
Trên thực tế, yến mạch có tác dụng trong việc điều trị ngứa và kích ứng ở các điều kiện da khác nhau. Bột yến mạch (xay mịn) đã được sử dụng để điều trị da khô và ngứa từ lâu. Nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng của các loại da khác nhau, bao gồm cả bệnh chàm eczema.
Yến mạch có đặc tính tẩy tế bào chết và làm sạch da, không những vậy còn có công dụng chống vi khuẩn, ngăn ngừa mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da. Các axit amin có trong bột yến mạch làm giảm các đốm đồi mồi, thâm sạm,… trên da.
2.4. Giảm nguy cơ hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh này tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi, gây thở khò khè hoặc khó thở, nghiêm trọng hơn có thể gây ra viêm đường hô hấp, ho, đau tức ngực và hụt hơi. Theo nghiên cứu cho thấy việc thêm yến mạch vào chế độ ăn uống của trẻ trước 6 tháng tuổi thực sự có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn.
2.5. Tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa
Yến mạch chứa 1 chất rắn hòa tan mạnh được gọi là Beta Glucan – 1 phần hòa tan trong nước và tạo thành 1 dung dịch gel dày, giống như dịch trong ruột, điều này giúp tạo điều kiện cho vi khuẩn tốt phát triển trong đường tiêu hóa.
2.6. Tăng khả năng vận động của cơ bắp, giảm cân hiệu quả
Với hàm lượng chất xơ cao và giàu protein, tác dụng của yến mạch đối với việc giảm cân nằm ở khả năng tạo cảm giác no lâu và kiềm chế cơn thèm ăn. Bên cạnh đó, yến mạch giúp kích hoạt cơ thể giảm mỡ nhanh chóng, từ đó thúc đẩy cơ bắp hình thành. Yến mạch thích hợp dành cho người ăn kiêng.
2.7. Giảm stress, cải thiện tâm trạng
Công dụng của yến mạch chống lại chứng trầm cảm và giúp tâm trạng của bạn tốt hơn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có chứa lượng carbs lành mạnh, kích thích sản xuất serotonin – 1 chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi tryptophan. Chất dẫn truyền này c�� ảnh hưởng trực tiếp đến sự thèm ăn, giấc ngủ và tâm trạng, cũng như cảm xúc.
2.8. Ngăn ngừa gàu cho da đầu
Các saponin có trong bột yến mạch có lợi ích làm sạch da đầu và loại bỏ gàu. Không những vậy, lipid và protein còn giúp giữ ẩm cho da đầu và ngăn ngừa gàu quay trở lại.
2.9. Điều trị các hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ
Bột yến mạch có chứa vitamin B6 – 1 chất dinh dưỡng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Vitamin này có thể giúp ngăn ngừa rối loạn tâm trạng vì nó giúp cơ thể tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và melatonin.
2.10. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Hemoglobin là thành phần chính trong các tế bào hồng cầu. Khi cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu sẽ gây ra bệnh thiếu máu, triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, da nhợt nhạt, sưng tấy lưỡi, ngứa ran ở chân, thở dốc, chóng mặt, nhức đầu. Yến mạch có chứa 1 lượng lớn chất sắt, điều này rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin. Vì vậy công dụng của yến mạch còn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu (2).
2.11. Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính thường có mức magiê thấp hơn so với người không mắc bệnh này. Vì vậy, sự cân bằng của magiê có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh này. Magiê là 1 trong 5 khoáng chất dồi dào được tìm thấy trong bột yến mạch. Do đó, bạn nên thường xuyên thêm yến mạch vào chế độ ăn để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
⇒ Mời bạn tham khảo: Ăn yến mạch giảm cân đúng hay không?
3. Tác hại của bột yến mạch
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như vậy, tuy nhiên yến mạch cũng không phải là 1 loại “thần dược” hoàn toàn không gây hại. Trong một số trường hợp đặc thù, ăn bột yến mạch không giúp bồi bổ sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy hãy thận trọng với tác hại của bột yến mạch khi sử dụng.
Bị Gout, bị bệnh dạ dày
Bột yến mạch chống chỉ định với bệnh nhân bị các bệnh tuyến giáp, gout,… Bột yến mạch có chứa khá nhiều protein và các chất bổ dưỡng rất tốt với cơ thể của 1 người hoàn toàn khỏe mạnh.
Ngược lại, tác hại của bột yến mạch có thể gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến những người có vấn đề với tuyến giáp, bệnh nhân đang bị gout hoặc những người cần giảm hàm lượng đạm trong cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Dị ứng với Avenin hoặc Gluten
Thành phần của yến mạch có chứa Avenin – 1 thành phần có chức năng tương tự như Gluten trong lúa mì. Do đó, bột yến mạch gây ra các triệu chứng không tốt cho hệ tiêu hóa, thậm chí gây ra tác hại dị ứng giống như khi bạn dị ứng Gluten.
Ngoài ra, trong bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và tinh bột hấp thu chậm, đối với những người đang có vấn đề về dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng, bởi bột yến mạch sẽ làm bạn no lâu, gây cảm giác trướng bụng, đầy hơi, khó chịu.
Tăng cân và ảnh hưởng tâm trạng
Việc lạm dụng vô tội vạ bột yến mạch khiến bạn bị tăng cân thay vì giảm cân, ngoài ra còn gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ thậm chí là kích thích thần kinh gây căng thẳng, dễ cáu gắt,… đặc biệt là với chị em phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Trên đây là những tác hại của bột yến mạch, bạn hãy lưu ý khi sử dụng nhé!
⇒ Mời bạn tham khảo: Kinh nghiệm giảm cân bằng Yến mạch
4. Những ai không nên ăn yến mạch?
Để ngăn ngừa tác hại của bột yến mạch gây ra, 3 nhóm đối tượng dưới đây nên chú ý khi sử dụng bột yến mạch:
- Phụ nữ có thai và mẹ nuôi con bú có thể sử dụng cám yến mạch hoặc yến mạch nguyên chất. Tuy nhiên, những đối tượng này nên sử dụng yến mạch ở dạng thực phẩm đã được chế biến.
- Nếu gặp các vấn đề như khó nuốt hay nhai thức ăn thì nên tránh ăn yến mạch. Vì sử dụng yến mạch mà không được nhai kỹ có thể gây nguy cơ tắc nghẽn ruột.
- Rối loạn tiêu hoá nên tránh ăn các sản phẩm yến mạch. Bởi những người mắc bệnh tiêu hoá cần kéo dài thời gian cần thiết để thức ăn được tiêu hoá, như vậy có thể sẽ có nguy cơ yến mạch chặn đường ruột.
⇒ Mời bạn tham khảo: 30+ Cách chế biến yến mạch cho bất cứ ai
5. Cách sử dụng yến mạch an toàn với sức khỏe
Qua tìm hiểu về lợi ích cũng như tác hại của bột yến mạch, có thể thấy tất cả mọi người đều có thể sử dụng yến mạch, từ trẻ nhỏ đến người già đều được khuyến khích sử dụng, đặc biệt đối với những người giảm cân hay ăn kiêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến yến mạch hiệu quả tốt nhất với sức khỏe.
5.1. 4+ Cách chế biến yến mạch đơn giản
- Pha bột yến mạch với nước để thành 1 ly sữa yến mạch thơm ngon. Ngoài ra, đây cũng sẽ là 1 loại thức uống bổ dưỡng dành cho những người ăn chay hoặc bị dị ứng với các sản phẩm sữa.
- Sử dụng bột yến mạch xay nhuyễn để làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt và thậm chí là mì.
- Thay vì dùng bột ngô hoặc bột năng để nấu súp, bạn có thể dùng 1 – 2 thìa bột yến mạch thay thế.
- Dùng yến mạch nấu với thịt bằm, trứng, rau củ để tạo thành món cháo bổ dưỡng, lạ miệng cho bữa sáng giàu dinh dưỡng.
⇒ Mời bạn tham khảo: Cách sử dụng Yến mạch Granola ngũ cốc giảm cân hiệu quả
5.2. Hàm lượng sử dụng yến mạch phù hợp
Để phòng tránh tác hại của bột yến mạch, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phương pháp ăn yến mạch đúng cách. 1 ngày chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 230g bột yến mạch sống (tương đương 400g yến mạch chín). Lượng này còn có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính, cụ thể là:
- Từ 19 – 30 tuổi: 170g yến mạch sống (đối với nữ giới) và 226g với nam giới.
- Từ 30 – 50 tuổi: 170g yến mạch sống (đối với nữ giới) và 198g đối với nam giới.
- Từ 50 tuổi trở lên: 140g yến mạch sống (đối với nữ giới) và 170g đối với nam giới.
Trẻ em có thể ăn bột yến mạch, tuy nhiên để trẻ nhỏ phát triển toàn diện, không nên cho bé ăn bột yến mạch hằng ngày, chỉ nên cho bé ăn từ 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần không quá 100g. Hãy cân đo đong đếm thật kỹ lưỡng bột yến mạch, nên ăn lượng vừa đủ để phát huy được đúng tác dụng của bột yến mạch, tránh xảy ra tác hại của bột yến mạch.
⇒ Giải đáp thắc mắc: Có nên ăn Yến mạch thay cơm không?
5.3. Những lưu ý khi ăn yến mạch
Yến mạch là 1 loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng, chất xơ và ít chất béo. Ngoài ra, yến mạch có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết đảm bảo sức khỏe ổn định trong suốt quá trình giảm cân. Bởi vậy, yến mạch trở thành thực phẩm lý tưởng cho việc giảm cân hiệu quả. Để quá trình giảm cân lành mạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:
Có nên ăn yến mạch vào bữa tối?
Để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là trong quá trình giảm cân, bạn cần phải kết hợp ăn yến mạch với nhiều loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Như vậy, bạn có thể sử dụng yến mạch thay cơm vào buổi sáng và các bữa chính trong ngày. Bạn nên chế biến bữa ăn thịnh soạn kết hợp nhiều loại thực phẩm như rau, thịt, tinh bột,…
Bên cạnh đó, bạn nên ăn xen kẽ bột yến mạch cùng các loại ngũ cốc khác như: Gạo lứt, diêm mạch, đậu xanh, hạt chia,…để có 1 chế độ ăn uống phong phú và khoa học. Bởi ăn quá nhiều yến mạch có thể gây nên các tác hại của bột yến mạch, không khiến bạn giảm cân mà thậm chí còn gây tăng cân nhanh hơn bởi hàm lượng carbohydrate trong yến mạch rất cao.
Yến mạch ăn liền có tốt không?
Chất xơ có trong yến mạch ăn liền giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ những năng lượng dư thừa. Các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, magie, protein, vitamin, khoáng chất cung cấp đầy đủ năng lượng hoạt động cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo các loại yến mạch ăn liền hỗ trợ giảm cân như Yến mạch Quaker Oats và Yến mạch Granola ngũ cốc
⇒ Mời bạn tham khảo: 10+ Cách làm bánh yến mạch chuối giảm cân
Qua bài viết này, WheyShop đã tìm hiểu rõ từ lợi ích đến tác hại của bột yến mạch. Vì vậy các bạn hãy cân nhắc và sử dụng hợp lý để phòng tránh những tác hại của bột yến mạch nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết tác hại của bột yến mạch mà WheyShop đã chia sẻ!