Scuba Diving Là Gì? Phân Biệt Giữa Lặn Snorkeling Và Scuba Diving
Scuba Diving và Snorkeling đều là hình thức lặn biển không mới lạ nhưng luôn là điều tuyệt vời và khiến cho các du khách tò mò và thích thú mỗi khi đến với biển. Nếu bạn đang phân vân giữa 2 hình thức lặn biển này thì bài viết dưới đây WheyShop sẽ giúp bạn có sự so sánh và hiểu biết để lựa chọn cho mình loại hình phù hợp nhất để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của đại dương!
⇒Xem thêm danh mục các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi
1. Tìm hiểu về Scuba Diving
1.1. Scuba Diving là gì?
Scuba Diving hay SCUBA là từ viết tắt của Self-Contained Underwater Breathing Apparatus, là hình thức lặn biển bằng bình dưỡng khí có thợ lặn đi kèm. Đây là cách tốt nhất để khám phá thế giới kỳ thú dưới đáy đại dương, để tham gia thì bạn cần có kiến thức về lặn biển và sẽ được hướng dẫn trước khi lặn các kiến thức như các ký hiệu ra dấu bằng tay, sử dụng bình dưỡng khí…
Từ giữa những năm 1940, bộ môn lặn biển được sáng tạo bởi các nhà thám hiểm và bảo tồn dưới nước nổi tiếng thế giới, Jacques-Yves Cousteau (với sự giúp đỡ hơn một chút từ Emile Gagnan), cho Hải quân Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, sau chiến tranh, nó đã trở thành một môn thể thao giải trí, thu hút hàng triệu người tham gia.
1.2. Thiết bị lặn của Scuba Diving là gì?
Thiết bị lặn của Scuba DIving bao gồm:
- Một hoặc nhiều bình khí được nối với 1 ống dẫn khí và cầu hoặc bộ điều chỉnh lặn, thiết bị này điều khiển luồng không khí sao cho áp suất không khí trong phổi của người lặn bằng với áp suất của nước, được gắn chặt vào lưng người lặn.
- Một chiếc áo phao vừa với cơ thể để kiểm soát độ nổi của bạn bằng cách thêm hoặc xả không khí.
- Một bộ đồ bơi, mắt kính và chân vịt để bạn có thể dễ dàng lặn sâu hơn, giữ cho cơ thể đủ ấm để không bị sốc nhiệt trong quá trình lặn.
- Tạ chì khoảng 14kg để cho cơ thể không bị nổi lên trong khi lặn.
1.3. Cách lặn Scuba Diving
Mọi người có thể học trong 15 phút các kỹ năng cơ bản về lặn mà còn cần phải học cách xử lý các thiết bị lặn, cách phòng tránh và giải quyết các sự cố trong quá trình lặn Scuba Diving.
Khi mới bắt đầu, người hướng dẫn sẽ giới thiệu cho bạn các thiết bị cơ bản cần thiết cho việc lặn biển và hướng dẫn bạn những điều cơ bản mà bạn cần để cảm thấy an tâm và dễ chịu trong khi lặn Scuba Diving một mình. Khi xuống dưới nước nhiều bạn sẽ không quen với áp suất cao dưới đó nên thường bị ù tai, lúc này bạn hãy bịt mũi vào và đẩy 1 hơi thật mạnh để cân bằng áp suất trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về kỹ thuật lặn Scuba Diving bởi vì huấn luyện viên sẽ luôn theo bạn trong suốt đoạn đường nếu như bạn cảm thấy sợ khi phải lặn một mình.
1.4. Lợi ích của Scuba Diving
Rèn luyện sức khỏe
Lặn bằng bình dưỡng khí trung bình, 1 người đàn ông nặng khoảng 80kg có thể đốt cháy tới 600 calo trong 1 giờ lặn thông thường so với tất cả các môn thể thao nghệ thuật khác.
Rèn luyện tinh thần
Tập luyện lặn với bình dưỡng khí sẽ mang lại cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng khi khám phá đời sống dưới đáy đại dương của các sinh vật biển tuyệt đẹp. Ngoài ra, lặn còn là 1 cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh và xây dựng cơ thể của bạn, đốt cháy calo và tăng mức serotonin, cuối cùng biến nó thành một cách bổ ích, thú vị để giữ dáng và hạnh phúc.
⇒ Mời bạn tham khảo: 30+ Cách chế biến ức gà ăn kiêng cho người giảm cân
2. Tìm hiểu về Snorkeling
2.1. Snorkeling là gì?
Snorkeling là hình thức lặn biển với trang bị là kính lặn và ống thở. Với loại hình này du khách sẽ mặc áo phao vào và nổi lên trên mặt nước với ống thở và úp mặt xuống nước để ngắm nhìn các rặng san hô bên dưới. Điều này hoàn toàn phù hợp với người không biết bơi, và nếu bạn biết bơi thì có thể bỏ áo phao ra và tự do hoạt động dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên chuyên nghiệp để có thể ngắm biển một cách an toàn nhất
Lặn với ống thở có nguồn gốc từ hơn 5.000 năm trước, với những nỗ lực khám phá độ sâu của đại dương bằng ống thở làm từ sậy rỗng để cho phép họ thở khi chìm trong nước. Cùng công nghệ hiện đại, các nhà sản xuất đã có thể tạo ra các thiết bị lặn kỹ thuật và phức tạp hơn, giúp bạn có thể lặn sâu hơn.
2.3. Thiết bị lặn của Snorkeling
Các thiết bị cơ bản được sử dụng bởi những người lặn biển bao gồm:
- Kính bảo hộ phù hợp với khuôn mặt của bạn cho phép bạn có tầm nhìn rõ ràng dưới nước.
- Ống thở, chỉ đơn giản là một đường ống gắn vào mặt nạ của bạn và đẩy nước lên trên đầu, cho phép bạn thở.
- Và các vây hoặc chân chèo phù hợp với bàn chân của bạn như một đôi giày lớn, giúp bạn kiểm soát và bơi nhiều hơn trong nước.
Theo quy định, một bộ thiết bị lặn Snorkeling đầy đủ sẽ không làm bạn tốn nhiều tiền và sẽ kéo dài nhiều năm nếu bạn chăm sóc thiết bị của mình. Chỉ cần đảm bảo luôn rửa sạch thiết bị lặn trong nước ngọt sau khi ở dưới biển để đảm độ bền của dụng cụ.
2.4. Các quy tắc của Snorkeling
Lặn với ống thở thì bạn cần ghi nhớ một số điều để đảm bảo an toàn cho bản thân:
- Không bao giờ lặn Snorkeling một mình, đặc biệt nếu bạn không biết rõ về khu vực mình lặn.
- Hãy tìm hiểu kỹ địa điểm trước nếu bạn không chắc chắn, biển là nơi không thể đoán trước và dòng chảy có thể gây chết người.
- Không bao giờ chạm vào, làm hỏng, làm hại hoặc loại bỏ bất kỳ sinh vật biển nào.
- Cẩn thận với vây và nơi bạn đứng, những người lặn biển thường bị chỉ trích vì làm hỏng các rạn san hô và gây hại cho sinh vật biển mà không hề hay biết. Hãy chậm rãi, nhẹ nhàng và cẩn thận.
- Nếu có những người khác đang lặn xung quanh, đừng chỉ bơi lung tung hoặc gây ra tiếng động lớn, nó chắc chắn sẽ làm cho rất nhiều cá sợ hãi và làm hỏng khoảnh khắc ngắm biển của người khác.
- Bạn bơi càng chậm, bạn sẽ càng thấy được nhiều điều thú vị dưới đáy biển hơn.
- Thở chậm và nhẹ nhàng, giữ bình tĩnh mọi lúc, điều này tạo nên sự khác biệt đáng kể cho toàn bộ trải nghiệm của bạn.
⇒ Mời bạn tham khảo: Thực đơn giảm cân cho nữ hiệu quả trong 1 tuần
3. So sánh Scuba Diving và Snorkeling
3.1. Biết bơi là tốt nhất
Nếu như môn lặn Scuba Diving với bình dưỡng khí không yêu cầu bạn cần biết bơi thì lặn Snorkeling với ống thở tốt nhất bạn nên biết bơi để tự tin khám phá và đảm bảo an toàn bản thân hơn. Bất cứ khi nào bạn xuống nước, thì bạn cần phải có khả năng bơi để có thể tiết kiệm năng lượng một cách tốt nhất và lặn xuống dưới nước một cách dễ dàng hơn.
3.2. Kiểu lặn nào thì dễ hơn?
Điều này còn tùy theo khả năng của bạn. Tuy nhiên, có 1 sự khác biệt khá lớn giữa việc học cách lặn với ống thở so với học cách lặn bình dưỡng khí. Học cách lặn với ống thở Snorkeling dễ hơn so với học cách lặn bình khí Scuba Diving. Vì với lặn bằng ống thở bạn cần nổi trên mặt nước nhiều hơn, trong khi đó với lặn bình khí, bạn hoàn toàn đắm mình dưới nước trong suốt thời gian lặn.
3.3. Có thể tự học lặn và có an toàn không?
Lặn bằng bình khí cần được dạy bởi 1 người hướng dẫn có trình độ, vì nó được xếp vào loại môn thể thao nguy hiểm, và nó yêu cầu bạn phải biết và tập đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tuy nhiên, với phương pháp lặn bằng ống thở thì bạn hoàn toàn có thể mua dụng cụ và tự tập tại nhà nếu thích
Thêm vào đó là một số điều bạn cần nhìn nhận rõ về sự khác nhau giữa hai bộ môn lặn này
- Dụng cụ: Đây là điều hiển nhiên bạn có thể so sánh được.
- Thời gian và tiền bạc: Việc lặn với bình dưỡng khí được xếp vào môn thể thao mạo hiểm nên nó yêu cầu bạn phải dành nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để tập luyện trước khi chính thức thực hành trên biển để đảm bảo an toàn cho bản thân, không như lặn với ống thở.
⇒ Mời bạn tham khảo: Khái niệm BMR và ý nghĩa của BMR trong quá trình tăng, giảm cân
Bài viết trên đây WheyShop giúp bạn so sánh được sự khác nhau giữa Scuba Diving và Snorkeling. Nếu bạn có điều kiện và ưa thích những môn thể thao này thì hãy thử trải nghiệm nó ít nhất một lần trong đời nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !