Psychopath là gì? Dấu hiệu nhận biết người bị Psychopath

Psychopath là gì? Dấu hiệu nhận biết người bị Psychopath

psychopath-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-psychopath(2)

Chứng rối loạn nhân cách phản xã hội hay Psychopath là một triệu chứng bệnh tâm thần khá phổ biến hiện nay và đã được đưa vào phim ảnh. Vậy Psychopath là gì? Người mắc phải chứng rối loạn tâm lý này có gì khác với người bình thường? Xin mời các bạn hãy cùng WheyShop tìm hiểu về căn bệnh này thông qua bài viết dưới đây để biết được các triệu chứng và cách phòng tránh !

⇒ Xem thêm danh mục các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi, giá rẻ

1. Psychopath là gì?

Psychopath hay còn được gọi là thái nhân cách (trạng thái biến đổi nhân cách) hoặc rối loạn nhân cách phản xã hội (Antisocial personality disorder),  là một trong những rối loạn khó phát hiện nhất là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khó phát hiện nhất hiện nay. 

Nhìn từ bên ngoài, người rối loạn nhân cách có thể trông rất bình thường, thậm chí là một người hấp dẫn và quyến rũ. Tuy nhiên bên trong họ thiếu sự thấu cảm, tính cách tự cao tự đại và có những hành vi chống đối xã hội.

Mặc dù cũng có những hành vi không bình thường hoặc bị kết tội cưỡng bức, bắt nạt, không thực hiện nghĩa vụ của mình, hoặc gây phiền nhiễu, thâm chí cả quyền lợi của bản thân họ cũng bị bỏ qua, nhưng không phải ai mắc các chứng bệnh rối loạn nhân cách đều sẽ gây ra tội ác lớn cho nhân loại. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã ghi lại được rất nhiều trường hợp phạm tội có liên quan đến triệu chứng rối loạn nhân cách này như Ted Bundy, John Wayne, Gacy hay Dennis Rader,… 

Có 4 dạng bệnh Psychopath thường gặp

  • Bất hòa (Disaffiliated Type) là dạng phổ biến nhất của nhóm người này, những cá nhân mắc chứng bệnh này thường ít có các mối quan hện, nếu không nói là bị cách ly hoàn toàn khỏi cộng đồng chung.
  • Thù hận (Hostile Type), đặc điểm khá rõ ràng là tức giận, bốc đồng, hiếu chiến, bạo lực và sẵn sàng chiến đấu.
  • Thiếu thông cảm (Disempathetic Type), nhóm người này có mối quan hệ đặc biệt với một số người nhất định, giống như mối quan hệ lãng mạn hoặc cực đoan, và họ thường rất quan tâm và chăm sóc đối phương như người nhà.
  • Nói dối và lừa gạt (Cheated or Aggressive Type) bao gồm những người có muốn chống lại thế giới vì cảm thấy bị lừa dối và đối xử không công bằng, vì vậy họ sẵn sàng quay lưng lại với cộng đồng bằng mọi cách có thể. 

psychopath-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-psychopath(2)

⇒ Mời bạn tham khảo: Tìm hiểu hiệu ứng cánh bướm là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết người bị Psychopath

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết liệu một người bị rối loạn nhân cách phản xã hội Psychopath hay không 

2.1. Thích làm cho người khác cảm giác có lỗi

Một đặc điểm dễ nhận biết ở người bị mắc chứng Psychopath là họ thường không bao giờ nhận lỗi về phía mình. Họ thường cướp lời người khác và diễn giải để đổ lỗi cho người khác, khiến họ cảm thấy tội lỗi. Đặc biệt họ rất thích kích động để đối phương bộc lộ ra những tính cách xấu xa của mình. Và điều đó làm cho họ cảm thấy hưng phấn và thoải mái hơn việc phải giả tạo và xã giao với người khác

2.2. Ngủ ít

Một số nghiên cứu cho thấy người bị rối loạn nhân cách thường ngủ rất ít chỉ từ 4-6 tiếng trong một đêm vì họ thường xuyên bị kích động và khó có thể bình tĩnh và ngủ ngon. Tuy nhiên việc ngủ ít không ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc của họ vào ban ngày.

2.3. Rất yêu bản thân mình

Một đặc điểm khác của người rối loạn nhân cách chống đối xã hội là họ đều rất thích được chú ý và bản thân họ cũng cực kỳ quyến rũ. Nói cách khác chứng rối loạn nhân cách khiến họ thích được khen ngợi. Tuy nhiên, mục đích sau cùng của chiếc mặt nạ thân thiện và những lời nói ngọt ngào của họ chỉ là để cho người khác cảm thấy tự ti và bộc lộ ra sự khiếm khuyết của họ

2.4. Không có cảm xúc

Theo bác sĩ tâm lý Scott Bonn, người mắc phải Psychopath thường không thể hiện cảm xúc của mình, thậm chí gần như là vô cảm. Khi nhìn thấy một ai đó gặp chuyện buồn, người bình thường sẽ có xu hướng tâm lý là quan tâm chia sẻ hoặc chỉ đơn giản là muốn hóng chuyện, nhưng bạn sẽ không thấy điều này ở người rối loạn nhân cách này.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người Psychopath thậm chí không có cảm giác sợ hãi, dù vậy họ vẫn có cảm giác vui mừng, hân hoan hay ghê tởm đối với một sự việc hoặc tuýp người nhất định.

2.5. Thích thể hiện và luôn có sức hút đặc biệt

Người bị mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối thường thích sự chú ý, và thành công tạo dựng được bề ngoài thân thiện. Họ có thể khiến bất cứ ai tin tưởng với hình tượng vô hại của bản thân

2.6. Luôn nói dối

Những người có vấn đề về tâm lý thường nói dối để đạt được điều mình mong muốn mà không cảm thấy áy náy hay xấu hổ. Mặt khác họ cũng không cảm thấy sợ hãi khi bị phát hiện. Kéo theo đó người này sẽ luôn tìm cách lấp liếm vấn đề trong tình huống bất lợi.

Kèm theo biểu hiện nói dối không màng đến hậu quả của người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, họ luôn phủ nhận trách nhiệm về hành động của bản thân.

2.7. Lòng tự trọng thấp

Người mắc chứng Psychopath thường có lòng tự trọng khá thấp, họ chủ yếu dựa trên lời khen của người khác để xác định khả năng của bản thân, do đó họ cũng có cảm giác bất an và tự ti và sợ bị bỏ rơi. Chính vì thế mà họ có thể gây ra rất nhiều tội ác bởi vì sợ bị chê bai hoặc bị bỏ rơi.

2.8. Luôn phá vỡ quy tắc

Đây là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của những người này, người mắc Psychopath không có khái niệm về tính đúng đắn của pháp luật. Có thể nói họ đặt bản thân lên hàng đầu và không tuân theo pháp luật. Mặt khác họ còn khuyến khích nạn nhân làm theo nhằm mục đích rũ bỏ trách nhiệm.

2.9. Có dấu hiệu mất trí nhớ

Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường có một số biểu hiện bất ổn về mặt trí nhớ chẳng hạn như khó nhớ một sự kiện hằng ngày hoặc những thông tin quan trọng.

⇒ Mời bạn tham khảo: Bảng size chân chuẩn nhất và cách đo size chân

3. Nguyên nhân hình thành nên bệnh Psychopath

Các nguyên nhân sau đây có thể là cơ sở cho sự xuất hiện chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội:

  • Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố dễ dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một cơ chế có thể là sự hiếu chiến mang tính xung động, liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường dẫn đến khả năng mắc bệnh cao khi trưởng thành
  • Một số thay đổi trong não bộ cũng dẫn đến sự hình thành chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, ví dụ như thay đổi do bệnh tật, hoặc gặp chấn thương do tai nạn…. Theo như các nhà khoa học nghiên cứu thì nếu rối loạn hành vi kèm theo rối loạn tăng động/giảm chú ý phát triển trước 10 tuổi, nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong giai đoạn trưởng thành sẽ tăng lên.
  • Mặt khác một số yếu tố ngoại cảnh cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn này chẳng hạn như bị lạm dụng và bỏ rơi khi còn nhỏ,… Các nhà khoa học nhận định rằng đàn ông là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao hơn phụ nữ. 

⇒ Mời bạn tham khảo: Rệp giường sợ mùi gì? Cách diệt trừ rệp giường

4. Cách điều trị Psychopath

Hiện nay vấn đề điều trị các bệnh tâm lý chống đối xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề tâm lý này còn khá mới. Nhiều người thậm chí không biết rõ Psychopath là gì? 

Chính vì thế mà phương pháp trị bệnh tốt nhất là đến gặp ngay bác sĩ khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nhận biết như trên để được chẩn đoán kỹ lưỡng hơn. Sau khi được chẩn đoán bệnh, các chuyên gia tâm lý sẽ tùy vào tình huống và hành vi của người bệnh mà lên kế hoạch trị liệu khác nhau.

Một trong số các phương pháp giải quyết vấn đề là liệu pháp hành vi nhận thức. Phương pháp này dạy cách thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng các suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Ngoài ra trị liệu tâm động năm hoặc phân tâm cũng là một cách để người bệnh gia tăng nhận thức về ý thức và ý nghĩa của ý thức. 

psychopath-la-gi-dau-hieu-nhan-biet-psychopath(2)

⇒ Mời bạn tham khảo: Thực đơn giảm cân cho nữ hiệu quả 1 tuần

Psychopath nói chung và các bệnh lý về sức khỏe tâm thần nói riêng là những căn bệnh rất khó phát hiện và chữa trị vì nó còn khá mới hiện nay. Tuy nhiên, chỉ cần bạn duy trì thói quen sinh hoạt khoa học kết hợp với việc luyện tập thể thao đều đặn là đủ để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật rồi. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, theo dõi bài viết của WheyShop!

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả