Lý giải tại sao chạy bộ bị đau bụng?
Trong quá trình chạy bộ, bạn có nguy cơ đối diện với nhiều vấn đề khác nhau như đau bụng, sốc hông hay đau chân. Tại sao chạy bộ bị đau bụng, đau bụng là hiện tượng phổ biến thường gặp hơn cả. Nếu bạn chưa biết đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, hãy cùng WHEYSHOP tìm hiểu thông tin tại sao chạy bộ lại đau bụng dưới đây bạn nhé !
Khi nhắc đến những bộ môn thể thao vừa mang đến khả năng rèn luyện sức khỏe, vừa có cách tập luyện dễ dàng và chi phí gần như bằng… không, chạy bộ chắc chắn luôn xuất hiện như một gợi ý vô cùng hấp dẫn. Để đảm bảo an toàn trong khi luyện tập, bạn nên tìm hiểu những vấn đề có thể xảy ra trong khi chạy bộ giúp ứng phó và xử lý sao cho kịp thời. Một trong số đó, chạy bộ bị đau bộ là vấn đề thường gặp hơn cả.
Tại sao chạy bộ bị đau bụng?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng đau bụng khi chạy bộ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như:
Bạn ăn quá no trước khi chạy bộ
Nhiều người có thói quen ăn sáng trước khi chạy bộ hoặc sử dụng bữa phụ với lượng thức ăn lớn với hy vọng điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và đạt được thành tích tốt nhất. Tuy nhiên, đây vốn là quan điểm hoàn toàn sai lầm mà bạn cần thay đổi ngay ngày hôm nay. Việc chạy bộ với chiếc bụng no sẽ khiến dạ dày bị căng lên, từ đây cảm giác đau nhức và khó chịu là điều rất dễ xảy ra.
Chạy bộ trong thời gian dài
Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng mà còn lý giải cho thắc mắc tại sao chạy bộ bị đau chân. Nhất là với những người mới bắt đầu làm quen với bộ môn này, việc cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ dẫn đến cơ hoành bị co thắt liên tục. Từ đây, cảm giác đau sẽ xuất hiện và có xu hướng tăng dần cùng thời gian.
Tư thế chạy không đúng
Bạn có thường quan tâm đến tư thế trong khi chạy bộ hay không? Có đến 90% số người được hỏi cho rằng họ chỉ chạy theo bản năng mà không biết rằng tư thế gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người luyện tập.
Ví dụ, nhiều người chạy bộ có thói quen dồn người về phía trước hoặc cúi thấp xuống nhìn đất trong từng bước chân. Một số người khác lại thường xuyên tì tay hay dựa vào thành máy khi chạy bộ tại nhà. Điều này không chỉ dẫn đến hiện tượng đau bụng mà còn lý giải cho việc
tại sao chạy bộ lại đau cổ chân hay tại sao chạy bộ bị đau đầu gối.
Uống nhiều nước trước khi chạy
Với những ai thắc mắc tại sao chạy bộ bị sốc hông hay đau bụng, đây chính là nguyên nhân bạn nên chú ý để tránh mắc phải khi luyện tập thể dục thể thao nói chung và chạy bộ nói riêng.
Thực tế, nước là thành phần thiết yếu của cơ thể và chúng ta không thể nào sống mà không có nước. Khi tập thể thao, bổ sung nước lại càng cần thiết nhằm hạn chế tối đa tình trạng mất nước có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần uống nước đúng lúc, đúng cách. Nếu nạp quá nhiều nước, vùng bụng và quanh hông của bạn dễ bị đau do sức ép của lượng nước xuất hiện khi bạn vận động.
Bỏ qua khâu khởi động giải đáp tại sao chạy bộ lại đau bụng
Nhiều người có thói quen bỏ qua khâu khởi động trước khi chạy bộ bởi quan điểm cho rằng đây là điều không thực sự cần thiết. Trong khi đó, việc khởi động lại giữ nhiệm vụ quan trọng, giúp giãn cơ, làm mềm cơ thể, giúp cơ thể thích ứng với việc luyện tập. Nếu bạn bắt đầu chạy khi chưa khởi động, đặc biệt chạy với tốc độ nhanh sẽ khiến cho cơ thể không kịp thích ứng. Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức nhiều bộ phận, đặc biệt là phần bụng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương có thể xảy ra.
» Tham khảo 10 lưu ý của chạy bộ giảm cân đúng cách cần biết: https://wheyshop.vn/10-luu-y-chay-bo-giam-can-dung-cach.html
5 cách khắc phục tình trạng đau bụng khi chạy bộ
Chỉ uống đủ nước trước khi chạy
Trong quá trình luyện tập, cơ thể bị mất rất nhiều nước do nước theo mồ hôi ra ngoài cơ thể. Nhưng có một sai lầm mà phần lớn những người hay chạy bộ thường mắc phải đó chỉ uống nước sau khi chạy mà không hề biết rằng uống nước trước khi chạy quan trọng hơn rất nhiều. Wheyshop khuyên bạn nên uống từ 300 – 500 ml nước một đến hai tiếng trước khi chạy – đồ uống thể thao cũng được, như Revive, Pocari Sweat, Aquarius, …
Nhưng cũng nên lưu ý chỉ uống dưới 500ml để tránh tình trạng đi vệ sinh thải ra số nước đó, sau đó uống thêm 100ml đến 200ml nước ngay trước khi bạn bắt đầu chạy. Bằng cách đó, bạn sẽ được cung cấp đủ nước trước khi chạy, nhưng bạn sẽ không bị dư thừa nước trong dạ dày.
Tránh đồ uống ngọt, đậm đặc như nước trái cây trước và trong khi chạy. Hàm lượng carbohydrate hơn 10% có thể gây kích ứng dạ dày. Đồ uống dành riêng cho thể thao được pha chế để có trong phạm vi tối ưu từ 5 đến 8 phần trăm carbohydrate và thường an toàn để tiêu thụ trước và trong thời gian dài.
Tránh ăn quá nhiều trong vòng hai đến ba giờ trước khi chạy bộ
Tránh ăn trong vòng 30 phút sau khi bắt đầu chạy. Thay vào đó, bạn có thể ăn một hoặc hai quả chuối là đủ năng lượng để luyện tập. Bạn cũng nên thiết lập thời gian chạy bộ hợp lý trong ngày, tránh tập quá sát sau bữa ăn như bữa sáng và bữa tối. Bạn có thể ăn sáng hoặc ăn tối sau khi chạy bộ, và thời gian chạy bộ hợp lý trong khoảng 6 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 8 giờ tối.
Ngoài ra, bạn nhớ tránh các bữa ăn nặng, nhiều chất béo vào ngày chạy bộ, hoặc đêm hôm trước. Chọn thực phẩm nhẹ, ít chất xơ hơn như chuối, bột yến mạch hoặc bánh mì nướng nguyên cám; tránh uống rượu, bơ sữa, các loại rau thuộc họ cải, thức ăn cay và đường.
Không uống cà phê trước khi chạy bộ
Nếu bạn chạy bộ buổi sáng thì ly cà phê cũng giúp bạn tỉnh táo để luyện tập tốt hơn. Tuy nhiên, cà phê chứa caffeine vì vậy sẽ kích thích tiêu hóa, không tốt cho việc chạy bộ.
Áp dụng các bài tập khởi động trước khi chạy bộ
Như WheyShop đã đề cập ở phần trên về tầm quan trọng của khởi động trước khi chạy. Có rất nhiều bài tập khởi động bạn có thể áp dụng như các bài tập kéo dãn cơ, đi bộ nhẹ nhàng, chạy bộ tại chỗ … Thời gian khởi động lý tưởng nhất là trong khoảng 10 – 15 phút, nếu bạn không có thời gian thực hiện nhiều thì ít nhất cũng phải khởi động trong 5 phút nhé.
Đang chạy bị đau dạ dày? Hãy giảm nhịp độ chạy và thở sâu
Giảm nhịp độ nhanh trong vài phút và tiếp tục các kỹ thuật thở sâu trong khi chạy. Một trình tự chạy phổ biến là kiểu hít vào ba bước và thở ra hai bước. Làm chậm tốc độ của bạn sẽ cho phép bạn bắt kịp với mô hình đó. Khi bạn tăng đến tốc độ gần tối đa, nhịp thở của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua cơn đau và giữ được nhịp độ nếu tập trung hít thở sâu bằng cách đẩy bụng ra khi hít vào và thả lỏng khi thở ra.
» Tham khảo thêm 25 lợi ích của chạy bộ thường xuyên bạn cần biết tại đây: https://wheyshop.vn/25-loi-ich-cua-chay-bo-thuong-xuyen.html
Với một số thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc tại sao chạy bộ bị đau bụng cũng như hướng dẫn khắc phục, ngăn ngừa hiện tượng này hiệu quả. Vậy bạn còn chờ gì nữa? Đừng quên chạy bộ thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tốt nhất bạn nhé.