Wheyshop.vn
Dinh Dưỡng Sức Khoẻ

Hướng dẫn xử lý móng chân đâm vào thịt nhanh chóng, hiệu quả

Thu Huyền - Admin WheyShop Thu Huyền - Admin WheyShop

Ngày đăng 02.08 ngày 22/09/2023

Nếu chẳng may gặp phải tình trạng móng chân đâm vào thịt, khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và không biết phải làm sao, thì xin mời các bạn hãy tham khảo cách khắc phục tình trạng móng chân đâm vào thịt được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này!

⇒ Xem thêm các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ tại đây: https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Tình trạng móng chân đâm vào thịt là gì?

Tình trạng móng chân đâm vào thịt, hay móng chân mọc ngược còn được biết với cái tên móng quặp, tên tiếng anh là Ingrown toenails. Đây là tình trạng góc trước của cạnh bên của móng mọc xuyên qua và găm vào thịt, sau đó làm rách mô mềm ở chân, gây sưng, đau, mưng mử.

Các triệu chứng có xu hướng nặng hơn nếu các bạn đi giày, khi đó chân sẽ bị nhiễm trùng và nhất là khi mép bên của móng chân liên tục mọc ra và đâm thủng phần thịt mềm. Tình trạng móng chân mọc đâm vào thịt thường ảnh hưởng đến các ngón chân, đặc biệt là móng chân cái, và hiếm khi xảy ra ở các ngón chân khác.

Tình trạng móng chân mọc ngược và quặp vào trong tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và đi lại. 

huong-dan-xu-ly-mong-chan-dam-vao-thit-nhanh-chong

2. Hậu quả của tình trạng móng chân đâm vào thịt

2.1. Đau nhức, khó chịu

Hậu quả đầu tiên bạn phải gánh chịu khi móng chân mọc dài đâm vào thịt là cảm giác đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, việc này sẽ gây cản trở trong khi đi lại và gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.

2.2. Viêm nhiễm:

Khi móng chân mọc quá sâu, đặc biệt là khi móng chân cái chọc vào thịt cùng với những va chạm sẽ dễ làm vết thương chảy máu. Khi chúng ta cử động, móng chân mọc dài sẽ đâm vào phần mô mềm, nếu không cẩn thận sẽ làm vết thương chảy máu. 

Móng chân khi mọc ngược còn ảnh hưởng đến việc vệ sinh móng và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Hậu quả của khóe móng chân đâm vào thịt là viêm nhiễm, mưng mủ mủ, các bệnh nấm chân, nấm móng…

2.3. Ảnh hưởng tới cả đôi chân:

Móng phát triển quá mức nếu không sớm khắc phục không những làm khóe móng chân bị sưng đau mà còn dẫn đến nhiễm trùng nặng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến đôi chân, thậm chí là cả bàn chân của chúng ta. Khi đó, việc điều trị sẽ rất đau và tốn kém.

3. Triệu chứng móng chân đâm vào thịt

3.1. Giai đoạn I (Viêm nhẹ):

Các dấu hiệu sớm nhất của việc móng mọc quặp xuống đâm vào thịt là đau, sưng nhẹ và tăng tiết mồ hôi ở vùng bị tổn thương. Móng chân sẽ làm tổn thương biểu mô của thịt, liên tục gây ra phù nề, trầm trọng hơn là móng chân cái bị nhức trong thời gian dài và khó khăn khi đi lại. Tùy theo độ dài của tổn thương mà có thể sưng tấy, đỏ ở các mức độ khác nhau.

3.2. Giai đoạn II (Viêm vừa):

Đặc điểm của giai đoạn này là vùng ngón chân sẽ rất nhạy cảm, tăng tiết mồ hôi và tăng sinh mô hạt ở vòng xoắn móng bên do phá hủy mô mới hoặc loét da, phù nề móng, tiết dịch và mủ. Móng chân cái chọc vào thịt nếu lâu ngày không xử lý sẽ có mùi thối do vi khuẩn gram dương cư trú tại khu vực này tạo ra.

3.3. Giai đoạn III (viêm nặng):

Cũng giống giai đoạn II khi khóe móng chân đâm vào thịt, các triệu chứng của giai đoạn này nghiêm trọng khi viêm nhiễm móng chân không được xử lý kịp thời.  Dấu hiệu khi móng chân đâm vào mô thịt ngoài mưng mủ, sưng đau ở kẽ móng chân, bạn còn khó nhấc móng chân ra khỏi khóe móng.

3.4. Biến chứng:

Nếu móng chân mọc ngược không được điều trị, nó có thể nhiễm trùng xương bên dưới và dẫn đến nhiễm trùng xương nghiêm trọng. Các biến chứng sẽ đặc biệt nghiêm trọng nếu bạn bị tiểu đường, điều này có thể khiến khiến máu lưu thông kém và làm tổn thương các dây thần kinh ở chân.

Vì vậy, ngay cả những vết thương nhỏ ở chân: vết cắt, vết xước, vết chai hoặc móng chân mọc quặp xuống có thể không lành lại và có thể bị nhiễm trùng. Các vết loét, mưng mủ ở kẽ móng chân chân khó chữa lành, có thể phải phẫu thuật để ngăn ngừa tàn tật và hoại tử mô.

⇒ Mời bạn xem thêm: Hạt gạo trên móng tay có phải là dấu hiệu bệnh không?

4. Nguyên nhân móng chân đâm vào thịt là gì?

4.1 Cắt tỉa móng sai cách

Khi cắt tỉa sâu vào mép bên của móng chân, phần mô mềm bị ép vào vị trí của phần móng đã cắt, khiến chúng mọc quặp vào trong, xuyên qua phần mềm và gây ra hiện tượng móng chân đâm vào thịt

4.2 Đi giày chật

Thường xuyên sử dụng giày cao gót, giày mũi nhọn,… nhỏ hơn bàn chân sẽ khiến mũi giày ép phần móng chân sát vào phần thịt ở bên cạnh móng. Lúc này, móng chân bị quặp xuống và có xu hướng phát triển theo dáng móng chân này và đâm vào phần thịt mềm, từ đó gây ra tình trạng móng mọc ngược.

4.3 Nguyên nhân khác

  • Tuổi tác:

Móng chân mọc ngược đâm vào thịt có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ bất kể tuổi tác của họ. Tuy nhiên, những người lớn tuổi dễ bị móng chân mọc ngược hơn vì móng dày lên theo tuổi tác. Bên cạnh đó, các thanh thiếu niên có mồ hôi chân dễ bị móng chân mọc ngược hơn.

  • Bệnh về móng chân:

Các bệnh về móng cũng là nguyên nhân khiến móng có những biểu hiện bất thường, như nấm móng,… sẽ khiến móng dày lên bất thường. Lúc này, móng sẽ dễ dàng mọc lệch vào trong, và đâm vào thịt.

  • Phụ nữ mang thai:

Móng chân mọc ngược cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đó là do sự tăng cân trong khi mang thai, khiến cho vùng da xung quanh móng sẽ phát triển và bao phủ cả mảng móng. Các mảng móng bị che phủ gây khó khăn cho việc đẩy ra ngoài, dẫn đến các móng mọc vào trong.

  • Vận động viên:

Các vận động viên như cầu thủ bóng đá, vũ công ba lê và võ sĩ quyền anh cũng dễ bị móng chân mọc ngược do chấn thương móng thường xuyên.

⇒ Mời bạn xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Vì sao móng chân bị gợn sóng?

4. Cách phòng ngừa và xử lý móng chân đâm vào thịt hiệu quả

4.1 Cách xử lý móng chân đâm vào thịt

Trong trường hợp móng chọc thịt, bạn có thể áp dụng những cách chữa đơn giản tại nhà. Dưới đây là cách điều trị móng chân quặp găm vào thịt:

Ngâm móng trong nước ấm có pha muối Epsom:

  1. Hòa tan 2 thìa cà phê muối Epsom vào 1 bát nước ấm. 
  2. Sau đó dành khoảng 15 – 20 phút để ngâm chân. 
  3. Khi bạn làm xong, hãy dùng khăn để thấm khô nước, sau đó dùng bấm móng tay để loại bỏ phần móng chân mọc ngược. 
  4. Tiến hành cắt móng chân và cắt sao cho thật thẳng, tránh để phần mép bị nhọn.
  5. Dùng nhíp nhổ phần móng mọc ngược và nhẹ nhàng đưa bông vào bên trong. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  6. Nếu móng chân vẫn còn cứng và khó cắt, bạn cần ngâm chân thêm 1 lần nữa.

Lưu ý: Nếu không có sẵn muối Epsom, bạn có thể thay thế bằng muối hột.

Sử dụng giấm táo:

  1. Ngâm 1 miếng bông gòn vào giấm táo, sau đó đặt lên phần móng mọc ngược. 
  2. Lấy băng hoặc gạc để cố định trong vài giờ. 
  3. Tháo băng và dùng kéo cắt móng tay để loại bỏ phần móng chân mọc ngược.

Bột nghệ và dầu mù tạt:

  1. Trộn đều 2 nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp sền sệt và đồng nhất. 
  2. Thoa hỗn hợp lên miếng băng gạc rồi quấn quanh phần móng mọc ngược và giữ trong khoảng 1 giờ. 
  3. Nên thực hiện cách này 2-3 lần/ngày hoặc cho đến khi phần thịt quanh móng bớt đau, móng mềm, có thể cắt dễ dàng.

Nước cốt chanh và mật ong:

  1. Thoa trực tiếp 1 giọt nước cốt chanh và một chút mật ong lên phần móng mọc ngược. 
  2. Lấy băng hoặc gạc quấn quanh phần móng chân mọc ngược và để qua đêm. 
  3. Có thể thực hiện cách này hàng đêm cho đến khi tình trạng sưng và đau được cải thiện và có thể dễ dàng cắt phần móng này.

Sử dụng thuốc bôi khi móng chọc thịt:

Bạn có thể sử dụng 1 loại thuốc chống nhiễm trùng như Neosporin để chữa móng chân đâm vào thịt làm mưng mủ, sau đó bạn hãy quấn gạc quanh ngón chân và phải làm vệ sinh phần chân này hàng ngày. Không nên đi tất hoặc đi giày khi bạn ở nhà.

Bạn giữ bông đúng vị trí và chăm sóc cẩn thận phần móng chân mọc ngược. Tuy nhiên, bạn phải thay bông hàng ngày để tránh nhiễm trùng.

4.2. Thăm khám bác sĩ

Khi móng mọc ngược ở giai đoạn đầu và các triệu chứng còn nhẹ, chúng ta có thể tự chăm sóc móng tại nhà. Một số phương pháp điều trị cũng có hiệu quả làm giảm nhanh các triệu chứng.

Và khi tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xử lý móng chân đâm vào thịt. Khi điều trị móng quặp, vết thương do nhiễm trùng có thể lan rộng và ảnh hưởng đến xương bên dưới. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

4.3. Cách trị dứt điểm móng chân mọc đâm vào da

Mỗi lần cắt móng tay, bạn nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút. Bạn có thể thêm vài giọt chanh để tạo mùi thơm, đồng thời nó cũng giúp làm mềm da chân. Sau đó, đừng quên dùng khăn lau khô chân trước khi bắt đầu cắt móng tay.

Cách cắt móng chân bị đâm vào thịt không đau là bạn bạn lưu ý cắt theo hình vuông góc để tránh móng chân mọc ngược vào trong, và cố gắng cắt tỉa móng tay thường xuyên 2-3 tuần một lần.

Tuyệt đối tránh đi giày cao gót, giày kín thường xuyên vì nếu bạn đi giày cao gót, giày kín 8 tiếng mỗi ngày, sức nặng của cơ thể dồn lên các ngón chân có thể khiến móng mọc vào bên trong và đâm vào thịt, hoặc gây ra bệnh nấm móng nặng.

huong-dan-xu-ly-mong-chan-dam-vao-thit-nhanh-chong

⇒ Mời bạn xem thêm: Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chuẩn đoán, cách điều trị

Hy vọng những thông tin trên WheyShop đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng móng chân đâm vào thịt và cách trị móng chân đâm vào thịt. Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này, do đó, bạn cần trang bị cho mình những kiến ​​thức cần thiết để đối phó với nó. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Sản phẩm đang được giảm giá

BioX Whey Isolate (908g)
BioX Whey Isolate (908g) Giảm 24%

BioX Whey Isolate (908g)

650.000₫  850.000₫
BioX Whey Isolate (908g)
463 đã bán

Tiết kiệm 200.000đ

Giá tốt cạnh tranh

Blade Sport Whey Protein (2270g) Giảm 36%

Blade Sport Whey Protein (2270g)

1.150.000₫  1.800.000₫
Blade Sport Whey Protein (2270g)
615 đã bán

Giảm giá trực tiếp

Quà tặng trị giá 150.000đ

Dinh Dưỡng Sức Khoẻ KIẾN THỨC

Đánh giá Hướng dẫn xử lý móng chân đâm vào thịt nhanh chóng, hiệu quả

Xin chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết

Viết bình luận