Top 4+ cách chăm sóc khi bị bung móng chân hiệu quả

Top 4+ cách chăm sóc khi bị bung móng chân hiệu quả

4-cach-cham-soc-khi-bi-bung-mong-chan-hieu-qua(1)

Móng chân là bộ phận tuy nhỏ nhưng lại khá quan trọng trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những trường hợp bất cẩn khiến mong chân bị tổn thương như dập móng, bật móng… Vậy cách xử lý khi bị bung móng chân như thế nào? Cùng WheyShop tìm hiểu dưới đây nhé!

⇒  Xem thêm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi tại đây : https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Nguyên nhân bung móng chân

Tình trạng bị bung móng chân hay bật móng chân còn được gọi là onychoptosis. Nguyên nhân bung móng chân thường đến từ 2 yếu tố:

1.1. Do nấm móng 

Một trong những nguyên nhân móng chân bị bung ra chính là do nấm móng. Mặc dù nấm móng có nhiều loại, tuy nhiên những vị khuẩn nấm móng sẽ bào mòn hoặc làm chết các tế bào và protein ở vùng móng.

Khi gặp phải nguyên nhân bung móng chân như nấm móng, bạn sẽ có thể gặp những dấu hiệu bao gồm:

  •  Móng chân có màu vàng, nâu và trắng;
  •  Móng chân trở nên dày, to và cứng;
  •  Móng dễ vỡ và bung ra.

1.2. Do tổn thương 

Bên cạnh nguyên nhân bung móng chân là do vi khuẩn nấm móng gây ra. Một nguyên nhân khác làm bật móng chân còn là do chấn thương.

Cách hoạt động hằng ngày của bạn bất cẩn có thể gây ra tình trạng bật móng chân, cụ thể: chân chống xe máy làm bật móng chân cái; tai nạn khi va đập vào móng chân; chơi thể thao làm móng chân bị bật hay móng chân bị bầm đen.

Sau khi va đập móng chân, vùng tổng thương sẽ đỏ và sưng mủ và khi bị bung móng chân sẽ làm chảy máu, đau nhức, nhiễm trùng,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi chân của chúng ta và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Khi gặp phải tình trạng bị bung móng chân hoặc bật móng chân, bạn nên xử lý khi bị bật móng chân. Nếu tình trạng bung móng chân nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ và chuyên gia ý tế để kiểm tra và nhận được sự điều trị hợp lý.

4-cach-cham-soc-khi-bi-bung-mong-chan-hieu-qua(1)

⇒ Tham khảo : Hướng dẫn xử lý móng chân đâm vào thịt nhanh chóng, hiệu quả

2. Cách chăm sóc khi bị bung móng chân hiệu quả

2.1. Xử lý ngay vết thương tại thời điểm bị bật móng chân

Xử lý khi bị bật móng chân bằng cách sơ cứu, băng bó ngay vết thương tại thời điểm bị bật móng chân cái là điều vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng xảy ra. Mặc dù rất đau buốt nhưng điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh, đừng hoảng sợ để sơ cứu theo các bước sau:

  • Trường hợp với vết thương nhẹ: như bị nứt móng, trầy xước, bầm tím…

Bạn hãy mau chóng xử lí, sát trùng vết thương bằng cách lau nhẹ nhàng vùng móng chân đang bị tổn thương. Sau đó, bạn có thể lấy đá lạnh bọc khăn chườm lên vết thương, ngày 5-6 lần sẽ làm dịu cơn đau, buốt.

  • Trường hợp vết thương quá nặng như bị bật nguyên móng:

Bạn cần băng bó nhẹ nhàng trước, cầm máu. Sau đó, bạn nên đến cơ sở y tế để được xử lý với các dụng cụ y tế chuyên nghiệp, tránh nhiễm trùng nặng hơn.

2.2. Loại bỏ móng chân bị hư tổn tại nhà

Có nên cắt móng chân bị bật? Nhiều bạn cho rằng khi bị bung móng chân hay bật móng chân không nên cắt sẽ làm chảy máu và tổn thương móng chân bị bật hơn.

Với trường hợp phần móng chân bị bung ít, bạn hoàn toàn có thể xử lý khi bị bật móng chân (bung móng chân) bằng cách tự cắt móng ngay tại nhà một cách an toàn. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Sát trùng vùng móng chân bị bung hoặc bật bằng cách dùng khăn bông thấm đều nhẹ nhàng lên vết thương.
  • Dùng bấm móng chân hoặc kéo chuyên dụng cắt bỏ phần trên móng.
  • Sau đó cắt bỏ hết phần móng bị hư tổn và dìa cạnh móng nham nhở. Điều này sẽ giúp cho các tế bào móng nhanh phục hồi và mọc lại nhanh chóng.
  • Mọi thao tác nên được thực hiện nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh gây tổn thương trên móng.
  • Lưu ý không nên cố loại bỏ hết móng bị bật, chỉ phần nào ở ngoài da mới cắt bỏ.
  • Sau khi loại bỏ móng chân bị bật, bạn nên dùng 1 miếng vải băng vết thương quấn 2 – 3 vòng quanh móng chân để vết thương tránh khói bụi gây bẩn, nhiễm trùng.

2.3. Sử dụng những sản phẩm giúp chăm sóc móng

Bị bật móng chân bôi thuốc gì? Trong quá trình hồi phục móng chân bị bật, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc vasellin để thoa đều lên móng chân, giúp cấp ẩm cho vùng da quanh móng, tránh tình trạng khô da.

Trường hợp móng chân bị bật cả móng, bạn nên sử dụng thuốc theo đơn kê của các bác sĩ, bạn nên tránh tự ý sử dụng thuốc làm tình trạng vết thương thêm nghiêm trọng hơn.

2.4. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bung móng chân

Một vài những lưu ý dành cho các bạn khi đang trong quá trình chăm sóc khi bị bung móng chân:

  • Bạn có thể vô tình khiến móng chân bị va đập vào đâu đó khi đang ngủ trong vô thức. Vì vậy, dùng gối sạch kê chân lên cao chính là một tip hiệu quả cho bạn. Điều này sẽ khiến bạn có giấc ngủ thoải mái hơn nhiều đấy!
  • Bạn nên hạn chế để vết thương ở chân chạm vào nước trong 1-2 ngày đầu. Điều này giúp móng chân hạn chế xâm nhập bởi vi khuẩn.
  • Trong quá trình hồi phục, bạn nên băng móng chân lại, sẽ giúp nhanh chóng lành hơn.
  • Sau 2 ngày, bạn có thể rửa lại vết thương bằng nước ấm hoặc nước muối loãng mỗi ngày 2 lần. Bước này sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả bụi bẩn trong 2 ngày trước đó.

Như vậy, WheyShop đã giải đáp: bị bong móng chân làm thế nàocách xử lý khi bị bật móng chân. Dựa trên những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc và phục hồi móng chân bị bật tốt nhất.

⇒ Tham khảo : Giải đáp thắc mắc: Vì sao móng chân bị gợn sóng?

3. Chế độ ăn uống khi móng chân bị bật

3.1. Bị bung móng chân kiêng ăn gì?

Để móng chân bị bật mong chóng lành và không mưng mủ, dưới đây là danh sách những loại thực phẩm không nên ăn khi bị bung móng chân hay bật móng chân:

  • Thịt bò: Là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại khiến vết thương sậm màu và hình thành sẹo thâm. Vì vậy theo WheyShop bạn không nên ăn thịt bò khi đang bị bung móng chân.
  • Thịt gà: Khi bạn bị đau răng, mổ xẻ hay có những vết thương hở như bật móng chân, ăn thịt gà sẽ khiến vết thương của bạn thêm đau nhức.
  • Gạo nếp: Loại thực phẩm dẻo, có tính nóng này rất dễ gây nên tình trạng mưng mủ vết thương.
  • Hải sản sẽ khiến cho vết thương bị sẹo lồi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Rau muống: Đây là thực phẩm khiến cho vết thương ở chân bị lồi thịt làm cản trở móng mới mọc lên.
  • Lạc: Giống như thịt gà, ăn hạt lạc cũng sẽ khiến cho vết thương của bạn gây đau nhức và ngứa.

3.2. Bị bật móng chân nên ăn gì để vết thương chóng hồi phục?

Móng chân bị bật cũng được xem là 1 dạng của vết thương hở. Vì thế, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hồi phục của vết thương.

Dưới đây là các thực phẩm lành tính, an toàn và rất giàu dinh dưỡng mà WheyShop khuyên bạn nên ăn khi bị bật móng chân để vết thương chóng hồi phục:

  • Hoa quả tươi giàu vitamin B như cam, dưa hấu, chuối, thanh long, bưởi, măng cụt….
  • Rau đa dạng màu sắc chứa nhiều enzym và khoáng chất như bông cải xanh, củ dền, ớt chuông, cà rốt….
  • Các món ăn có nhiều dưỡng chất như thịt lợn, các loại cá lành tính….
  • Ngoài ra, thực phẩm có chứa nhiều kẽm có tác dụng giúp cho móng chân không bị nhiễm khuẩn và hạn chế hiện tượng nhiễm trùng.

⇒ Tham khảo : Cách khắc phục chân vòng kiềng và cách phối đồ hợp lý.

4. Câu hỏi thường gặp khi bị bung móng chân?

4.1. Cần làm gì khi bật móng chân bị mưng mủ?

Khi bật móng chân bị mưng mủ sau 3-5 ngày, đầu tiên bạn nên cắt bỏ phần móng bị bật ra, nặn mủ và rửa sạch mô nhiễm trùng tụ máu tụ mủ bên dưới lớp móng bị hư đó.

Sau đó, bạn hãy thay băng mỗi ngày thì vết thương ở móng mới nhanh lành và mọc móng mới nhanh được. Nếu thấy vết thương nặng và đau quá, bạn có thể uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

4.2. Móng chân bị bật có mọc lại được không?

Bị bung móng chân có mọc lại được không? Nếu trường hợp bị bung móng chân mà ngón mang móng vẫn được bảo tồn (tức lớp gian bào không bị mất) thì một thời gian móng chân bị bật sẽ mọc lại. Tuy nhiên, nếu đốt của ngón chân mang móng bị mất thì không có cách gì để móng mọc lại được.

Trường hợp mất móng do bị nấm thì phải điều trị hết nguyên nhân gây tổn thương móng thì móng mới mọc lại được.

4.3. Bị bật móng chân bao lâu thì khỏi?

Móng chân bị thối, mất móng chân hay móng chân bị hư đều mọc lại móng chân. Mỗi ngày móng tay phát triển khoảng 0.1mm còn móng chân thì chậm hơn. Vì thế, tùy từng mức độ tổn thương mà mức độ phục hồi hay khả năng thay móng chân khác nhau.

Nếu móng bị tổn thương toàn bộ thì sau thời gian bong tróc, móng mới phát triển bắt đầu từ góc móng phát triển dần dần với tốc độ 0.1mm/ngày. Như vậy sau khoảng 6 – 9 tháng móng sẽ lại bình thường như lúc ban đầu, nhưng nếu móng có nhiễm trùng, thì theo thời gian móng chân mọc sẽ lâu hơn.

4-cach-cham-soc-khi-bi-bung-mong-chan-hieu-qua(1)

⇒ Tham khảo : Bật mí 3+ công thức ngâm chân nước gừng thư giãn, trị bệnh

Qua bài viết trên đây, WheyShop đã chỉ cho bạn biết 4 cách chăm sóc khi bị bung móng chân hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích và biết cách giữ gìn móng chân tốt nhất có thể. Bị bung móng chân bạn đừng nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh và xử lý vết thương thật cẩn thận nhé!

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả