Nếu bạn là một người thường xuyên luyện tập thể thao, bạn chắc hẳn sẽ biết được nhịp tim đóng vai trò quan trọng thế nào đối với việc tập luyện. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa biết nhịp tim là gì và cách tính ra sao để có thể tập luyện phù hợp.
Vậy thì ngay sau đây, hãy cùng Dinh Dưỡng Thể Hình tìm hiểu ngay nhịp tim là gì và công thức cũng như cách tính nhịp tim hiệu quả ngay trong bài viết này nhé!
Nhịp tim là gì ?
Nhịp tim có thể được xem như là tốc độ hoạt động của tim chúng ta. Nhịp tim được đo thông qua số lần co bóp (beat) của tim trong mỗi 1 phút. Vậy nên, chỉ số nhịp tim trong tiếng anh được gọi là BPM ( Beat Per Minute), đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi nhịp tim là gì mà bạn cần biết.
Yếu tố làm thay đổi nhịp tim
Ngoài việc hiểu được nhịp tim là gì, bạn cũng cần biết nhịp tim là không cố định, nó có thể thay đổi tùy vào thể trạng cũng như nhu cầu của cơ thể, ví dụ như nhịp tim sẽ đập nhanh hơn khi cơ thể cần cung cấp oxi và bài tiết khí CO2 ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nhịp đập của tim còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như khi bạn nghỉ ngơi hay khi tập thể dục, hoặc thậm chí việc lo lắng, căng thẳng hay bệnh tật và sử dụng thuốc cũng có thể làm nhịp tim của bạn thay đổi.
Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?
Thông thường, đối với một người trưởng thành bình thường sẽ có nhịp tim dao động trong khoảng từ 60bpm – 100bpm, đây là nhịp tim được đo khi đang ở trạng thái nghỉ ngơi, tâm trạng thoải mái không lo lắng. Đối với nhịp tim vượt trên 100bpm được coi là nhịp tim nhanh, và dưới 60bpm sẽ được coi là nhịp tim chậm.
Tuy nhiên, nhịp tim chậm dưới 60bpm trong khi ngủ, thường rơi vào khoảng 40 – 50bpm thì vẫn được coi là bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, còn đối với trường hợp tim ngừng đập hay đột nhiên chậm lại theo một khuôn mẫu thì được gọi là rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhịp tim trong trạng thái nghỉ ngơi của một người thấp hơn so với mức 60bpm, điều này thường phổ biến ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Những người này sẽ có nhịp tim thấp hơn hẳn so với bình thường ( khoảng 40bpm). Lý do là bởi cơ tim của họ khỏe hơn so với người không tập, và chỉ cần 1 lần co bóp cũng đủ để truyền máu đi khắp nơi trong cơ thể.
» Tham khảo thêm: Chỉ số BPM là gì? Nhịp tim chuẩn người bình thường là bao nhiêu?
Cách tính nhịp tim với công thức ra sao ?
Khi đã hiểu được nhịp tim là gì thì bạn cũng cần phải biết được công thức tính nhịp tim tối đa để có thể dễ dàng áp dụng vào trong quá trình tập luyện của mình. Bởi khi tập luyện ở ngưỡng nhịp tim tối đa an toàn thì bạn có thể nâng cao hiệu suất tập luyện tốt hơn và dễ dàng cải thiện sức mạnh trong quá trình tập.
Công thức tính nhịp tim
Vậy cách tính nhịp tim với công thức ra sao? Bạn có thể tham khảo ngay 3 công thức tính nhịp tim tối đa dưới đây, lưu ý rằng chỉ số nhịp tim tối đa sẽ được ký hiệu là MHR ( Max Heart Rate):
- Công thức cơ bản nhất:
- Đối với nam giới: MHR = 220 – số tuổi
- Đối với nữ giới: MHR 226 – số tuổi
- Công sức mới năm 2007 của Mỹ: MHR = 206,9 – ( 0,67 x số tuổi)
- Công thức mới năm 2007 tại đại học Anh:
- Đối với nam: MHR = 202 – (0,55 x số tuổi)
- Đối với nữ: MHR = 216 – (1,09 x số tuổi)
Thông thường thì đối với những người bình thường, chỉ cần dùng công thức cơ bản để tính là phù hợp, và đây cũng là công thức tính đơn giản nhất mà bạn có thể sử dụng. Ví dụ nếu hiện nay bạn 20 tuổi thì chỉ số nhịp tim tối đa ở ngưỡng an toàn của bạn sẽ là 220 – 20 tuổi = 200bpm.
Đối với những cách đo khác thường ít được sử dụng hơn, chỉ dành cho những vận động viên chuyên nghiệp cần có số đo chính xác để có thể xác định tốt hơn và chế độ tập luyện của mình mà thôi. Do đó, đừng quá quan trọng về những chỉ số này quá nhiều mà hãy để ý đến sức khỏe trong quá trình tập luyện là được.
Cách đo nhịp tim cơ bản
Thông thường bạn sẽ có 2 cách đo nhịp tim mà bạn có thể áp dụng đó chính là đo thủ công và đo bằng thiết bị công nghệ, và sau đây mình sẽ chỉ dẫn các bạn cách tính chi tiết.
Đối với cách đo thủ công khá đơn giản, bạn không cần dụng cụ gì mà chỉ đơn giản là dùng đồng hồ đeo tay có bấm giờ là được, cách đo như sau:
- Hãy đảm bảo bạn đang ở trạng thái bình thường tốt nhất, tâm trạng thoải mái không căng thẳng
- Ngồi trên ghế và đeo đồng hồ bấm giờ vào tay
- Đặt tay còn lại lên bàn và ngửa ra, tay còn lại dùng ngón trỏ và ngón giữa, đặt lên bên dưới cổ tay còn lại
- Tìm nhịp đập của mạch tốt nhất và ấn nhẹ 2 ngón tay lại, đếm số nhịp trong vòng 15 giây
- Nhân số nhịp trong 15 vòng với 4 lần để ra kết quả nhịp tim của bạn nhé.
Khi đo nhịp tim thủ công thì sự chính xác có thể không được chuẩn và dễ nhầm lẫn, do vậy, sử dụng thiết bị công nghệ cao chính là một phương thức hiệu quả hơn lúc này. Đối với việc đo lường bằng thiết bị công nghệ cao, bạn có thể sử dụng các loại đồng hồ thông minh chuyên dụng cho người tập luyện thể thao.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đeo đồng hồ theo đúng quy định, sau đó kết nối đồng hồ với điện thoại của mình và lựa chọn đo nhịp tim, từ đó điện thoại sẽ hiển thị nhịp tim của bạn để biết được nhịp tim đang nhanh hay chậm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào?
Như bạn đã biết được nhịp tim là gì, thì chắc hẳn bạn cũng biết rằng nhịp tim sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như thế nào? Lời giải đáp sẽ có ngay dưới đây:
Nhiệt độ không khí
Khi nhiệt độ không khí tăng cao, tim của bạn sẽ bơm máu nhiều hơn 1 chút so với thông thường. Do đó, khi nhiệt độ không khí tăng lên thì nhịp tim của bạn cũng tăng lên, nhưng hãy yên tâm bởi nó sẽ không tăng quá nhiều, chỉ thêm khoảng 5 – 10 nhịp / phút mà thôi.
Vị trí cơ thể
Điều này thường xảy ra khi bạn đột ngột thay đổi vị trí cơ thể, ví dụ như khi bạn đang ngồi hay nằm trong khoảng 20 giây và đột nhiên thay đổi vị trí, nhịp tim của bạn lúc này sẽ tăng thêm đôi chút, nhưng sau vài phút thì nó sẽ trở lại bình thường.
Cảm xúc
Những cảm xúc cá nhân như vui buồn mừng giận hay đau buồn và vui vẻ đều có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim. điển hình như khi bạn lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ tăng nhanh hơn so với bình thường một chút.
Kích thước cơ thể
Mặc dù kích thước cơ thể không gây ra quá nhiều sự thay đổi về nhịp tim. Nhưng nếu bạn là người béo phì, bạn sẽ thấy nhịp tim của mình cao hơn so với bình thường khi nghỉ ngơi, nhưng sẽ không quá 100bpm.
» Tham khảo thêm: Chuột rút là gì? Vì sao bị chuột rút bắp chân khi chạy bộ
Như vậy, Dinh Dưỡng Thể Hình đã giúp bạn tìm hiểu nhịp tim là gì và công thức tính nhịp tim tối đa của bạn rồi đó. Hãy tính nhịp tim tối đa của mình và lựa chọn cho mình phương pháp tập phù hợp với bản thân để đạt hiệu quả tốt nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!