Namaste là gì? Khái niệm Namaste được coi là khái niệm đầu tiên mà người tập yoga cần được biết đến trước cả khi bắt đầu tập luyện bộ môn này. Namaste được mệnh danh là lời chào của bộ môn yoga. Nhưng ý nghĩa thực sự của hành động này là gì? Hãy cùng WheyShop tìm hiểu chi tiết về Namaste là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Namaste là gì ?
Namaste là gì, được định nghĩa như thế nào?
1.1 Lịch sử của Namaste
Namaste là một từ tiếng Phạn cổ có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo thời kỳ Vệ đà. Thuật ngữ này đã được sử dụng như 1 lời chào từ hàng ngàn năm trước. Hiện nay, có rất nhiều bản dịch giải thích ý nghĩa cũng như cách sử dụng Namaste.
Dù vậy, nhìn chung ý nghĩa chính của cử chỉ này vẫn là biểu hiện sự tôn trọng. Dù từ Namaste đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông nhưng ở phương Tây, từ này chỉ dần trở nên phổ biến khi mà ngày càng có nhiều người quan tâm đến Yoga và thiền.
1.2 Namaste trong cuộc sống
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi chúng ta gặp gỡ ai đó thì việc cơ bản cần làm đầu tiên là chào hỏi. Cách chào hỏi trên thế giới lại tùy thuộc vào phong tục tập quán, văn hóa của mỗi đất nước, vùng miền khác nhau. Với bộ môn Yoga, Namaste chính là lời chào
“Nama” có nghĩa là “cúi đầu”, “as” có nghĩa là “tôi”, và “te” có nghĩa là “bạn”. Vì vậy, thuật ngữ “Namaste” mang ý nghĩa là “Tôi cúi đầu chào bạn.” Để thực hành động tác “Namaste”, chúng ta sẽ úp hai bàn tay lại với nhau, đặt trước ngực, nhắm mắt lại và cúi đầu về phía trước. Chúng ta cũng có thể úp hai bàn tay lại với nhau và đặt ở giữa trán, cúi đầu và kéo tay xuống trước ngực.
“Namaste” là một hành động có ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng sâu sắc đến người đối diện. Các giảng viên Yoga thực hiện động tác Namaste như để bày tỏ sự kính trọng với học viên của mình và ngược lại.
1.3 Namaste trong yoga
Khi bạn chắp tay và “Namaste” trong lớp học Yoga. Đó được xem là một cử chỉ bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đến với các giảng viên và các học viên khác.
Lời chào Namaste là sự kết nối giữa các giảng viên Yoga và học viên. Đó chính là khái niệm bỏ qua cái tôi cá nhân và quên đi khái niệm về thời gian. Nếu thực hiện lời chào “Namaste” với sự chân thành thực sự. Các giảng viên và học viên tập yoga sẽ tìm thấy được sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau một cách trọn vẹn.
=> Tham khảo thêm hướng dẫn chi tiết cách tập Handstand hiệu quả nhất tại: https://wheyshop.vn/handstand-la-gi-loi-ich-va-cach-tap-handstand-hieu-qua.html
2. Ý nghĩa của namaste
Namaste được phát âm đúng là na-ma-stay được sử dụng nhiều nhất ở Ấn Độ, là cử chỉ thông thường để chào hỏi hoặc chào tạm biệt.
2.1 Biểu tượng triết học
Ngoài mang ý nghĩa chào hỏi cổ xưa, động tác còn mang ý nghĩa khoa học trong Yoga. Nó là biểu tượng triết học được sử dụng trong những tình huống đặc biệt trang trọng như chào hỏi các vị trưởng bối, cầu nguyện, trong lớp học Yoga….Cử chỉ của động tác được sử dụng trong khi Thiền định. Nhằm tôn vinh tình yêu thiêng liêng. Khi chắp 2 tay lên trước dòng chảy của tình yêu thiêng liêng sẽ được khơi dậy. Hành động cúi đầu và nhắm mắt sẽ giúp tâm trí bình yên, thư thái.
Đối với các lớp học Yoga, giáo viên và học viên thực hiện Namaste đầu và cuối buổi học giúp cả 2 hoàn toàn được kết nối giúp quên đi khái niệm thời gian và bỏ qua cái tôi của chính mình. Nếu cả hai cùng thực hiện Namaste với sự chân thành từ sâu thẳm trong trái tim. Giáo viên và học viên sẽ tìm thấy sự đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau khi luyện tập.
2.2 Ý nghĩa tinh thần
Thực hiện chào nhau mang ý nghĩa là “tôi tôn trọng những điều sâu thẳm trọng bạn, đó là tình yêu, sự thật, ánh sáng và hòa bình”. Namaste tượng trưng cho triết lý Vệ Đà, với sự tin rằng thần linh ở trong mỗi con người, và hành động trong Namaste là cúi chào thần linh trong bạn.
=> Tham khảo thêm về Yoga khoả thân tại: https://wheyshop.vn/bi-mat-xung-quanh-bo-mon-yoga-khoa-than.html
3. Làm thế nào để chào namaste đúng cách?
3.1 Hướng dẫn chào Namaste đúng cách
Chúng ta đặt hai bàn tay vào nhau ở luân xa tim (trước ngực), nhắm mắt lại, và cúi đầu. Nó cũng có thể được thực hiện bằng cách đặt hai bàn tay vào nhau trước mắt thứ ba (trên trán, giữa 2 mắt), cúi đầu, sau đó đưa hai bàn tay xuống trái tim.
Đây là một hình thức đặc biệt sâu sắc của sự tôn trọng. Mặc dù ở phương Tây, từ “Namaste” thì thường được nói cùng với cử chỉ. Ở Ấn Độ, điều này được hiểu rằng chính cử chỉ đó biểu hiện cho từ “Namaste”, do đó, họ không cần thiết phải nói “Namaste” trong khi cúi đầu.
Chúng ta chắp tay ở luân xa trái tim để tăng dòng chảy của tình yêu thiêng liêng. Cúi đầu và nhắm mắt giúp tâm trí kết nối với thần linh trong lòng. Người ta có thể thực hiện Namaste với chính mình như một kỹ thuật thiền định để đi sâu hơn vào luân xa tim; khi được thực hiện với người khác, nó cũng là một cử chỉ thiền định đẹp đẽ.
Chào Namaste cũng có thể thực hiện theo một cách khác đó là chắp tay trước trán ở vị trí con mắt thứ 3 và cúi đầu chào về phía trước sau đó di chuyển chắp tay xuống ngang ngực gần trái tim.
3.2 Nên thực hiện Namaste khi nào?
Trong lớp học Yoga thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện chính là khi bắt đầu và kết thúc buổi tập. Giáo viên và các học viên thực hiện nó để nói lên lòng biết ơn, sự kính trọng lẫn nhau. Đồng thời, không quên nhắc nhở các học viên kết nối với nhau, thể hiện rằng, chúng ta là một khi sống bằng tất cả trái tim.
Nếu chúng ta đã quen thuộc với Namaste ở trong phòng tập Yoga, thì ra bên ngoài chúng ta cũng có thể vận dụng Namaste trong đời sống. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường chào hỏi khi gặp nhau. Tùy vào mức độ thân thiết và nơi gặp gỡ mà chúng ta có cách chào hỏi khác nhau.
Với tinh thần Namaste, chúng ta luôn trân trọng người đối diện với mình, lời chào Namaste chứa đựng tất cả yêu thương và lòng kính trọng của chúng ta. Sẽ thật đặc biệt khi ta trao Namaste cho người thân, bạn bè hay một người bạn mới quen của chúng ta. Họ sẽ phải nhìn nhận khác về mình, vì mình có văn hóa Namaste.
3.3 Khi nào không nên chào Namaste?
Mặc dù Namaste là một cử chỉ phổ biến mà những người tập yoga hay sử dụng nhưng đây không phải là điều bắt buộc. Nếu việc sử dụng khiến bạn không thoải mái, bạn có thể bỏ qua. Cũng giống như khi cơ thể chưa sẵn sàng để thực hiện các tư thế yoga khó, có lẽ tâm trí bạn vẫn chưa sẵn sàng để nói Namaste.
Thay vì dùng Namaste, bạn có thể nói “Xin cám ơn”; “Tôi tôn trọng bạn”; “Tôi đánh giá cao bạn”…. Tất cả những câu này điều đang diễn tả 1 ý nghĩa tương tự với lời chào Namaste.
Chỉ có bạn mới có thể quyết định xem nên sử dụng lời chào Namaste như thế nào trong thực tế và việc dùng nó khi giao tiếp với người khác có hợp lý hay không.
Nếu không thích, bạn vẫn có thể diễn đạt sự tôn trọng của mình theo nhiều cách khác nhau mà không cần phải dùng từ này. Tôn trọng và lắng nghe chính mình, khi nào sẵn sàng, tâm trí bạn sẽ cho bạn biết điều đó.
=> Tham khảo bài viết về Luân xa là gì và cách khai mở luân xa tại đây: https://wheyshop.vn/luan-xa-la-gi.html
Hy vọng với những thông tin được tổng hợp phía trên WheyShop đã giúp bạn giải đáp được hết các thắc mắc về Namaste là gì và ý nghĩa thực sự của Namaste. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết !