Móng tay bị tách lớp: Dấu hiệu bệnh và cách khắc phục

Móng tay bị tách lớp: Dấu hiệu bệnh và cách khắc phục

mong-tay-bi-tach-lop-la-dau-hieu-benh-gi-03

Móng tay đóng vai trò như một “lá chắn” bảo vệ mạng lưới thần kinh của tứ chi và tăng độ nhạy cảm của xúc giác. Khi móng tay bị tách lớp là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ cùng các nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Vậy là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng móng tay bị tách lớp? Xin mời các bạn hãy cùng WheyShop tham khảo bài viết dưới đây!

⇒ Xem thêm các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ giá rẻ tại đây: https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Móng tay bị tách lớp là dấu hiệu bệnh gì?

Bạn có dấu hiệu móng tay bị tách lớp, để biết được cách khắc phục vấn đề này hiệu quả cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến móng tay bị tách lớp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

1.1. Bệnh địa y planus

Lichen planus là 1 bệnh da mãn tính, cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh. Địa y gây ra các nốt dọc ở khoảng 10% số người bị bệnh này. Đây là 1 bệnh do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể, trong đó các tế bào viêm tấn công 1 loại protein không xác định trong cơ thể. 

Bệnh địa y Planus không chỉ làm hỏng móng mà còn có thể làm hỏng bề mặt da và màng nhầy. Nó còn được gọi là “chứng loạn dưỡng móng hai mươi” khi tất cả các móng tay và móng chân đều bị tách lớp.

1.2. U nang myxoid 

U nang myxoid còn có thể được gọi là u nang màng nhầy. Khi mắc bệnh này, 1 u nang hình thành ở vùng da xung quanh móng tay, gây áp lực lên móng tay. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của rãnh móng bên kéo dài ra bên ngoài. 

Loại rãnh dọc này là do thoái hóa mô liên kết ở phần trên của ngón tay. Thông thường, sau khi điều trị và chữa lành u nang, các rãnh dọc có thể biến mất ngay cả sau khi móng mọc.

1.3. Triệu chứng bệnh Darier

Bệnh Darier, 1 bệnh di truyền được phân loại là bệnh da liễu di truyền thông qua 1 gen trội của nhiễm sắc thể, thường di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Darier được coi là 1 tình trạng lành tính và không thể được chẩn đoán ở nhiều người. 

Darier cũng thường bị chẩn đoán nhầm như các tình trạng da khác, nhưng sinh thiết da là công cụ chẩn đoán tốt nhất để giúp xác định triệu chứng bệnh này.

Các sọc dọc màu trắng và đỏ có xu hướng ảnh hưởng đến móng tay của những người bị bệnh Darier. Ngoài ra còn có vài vết tách lớp ở đầu móng tay, móng chân đây là dấu hiệu điển hình của bệnh.

⇒ Tham khảo: Hạt gạo trên móng tay có phải là dấu hiệu bệnh không?

1.4. Bệnh vẩy nến

Tình trạng da mãn tính này được phân loại là 1 bệnh viêm qua trung gian miễn dịch ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số thế giới. Nó ảnh hưởng đến da, gây ra các mảng đỏ, có vảy và có thể ngứa. Da trở nên rất khô và có thể bị nứt và chảy máu. 

Đặc biệt, móng tay cũng bị ảnh hưởng bởi sự đổi màu, xuất hiện các rãnh dọc và trở nên cực kỳ giòn. Móng chân, móng tay bị tách lớp khi da mắc bệnh vẩy nến. Không có cách chữa khỏi vĩnh viễn bệnh vẩy nến này.

1.5. Nấm móng 

Nấm móng là 1 bệnh nhiễm trùng do nấm ở móng tay có thể do nấm men, nấm mốc và bệnh nấm da gây ra. Nó hiếm khi xảy ra ở trẻ em, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi. Nó sẽ làm nhiều móng chân bị tách lớp hơn so với móng tay.

Nó thường được nhìn thấy trên các móng tay hay móng chân, dấu hiệu nấm móng là 1 vệt trắng vàng ở bên cạnh móng tay và 1 sọc dọc có thể nhìn thấy được. Trong một số trường hợp, móng tay, móng chân có thể xẹp hoàn toàn, trong khi ở những người khác, móng chân móng tay có thể bị tách lớp hoặc bong tróc.

1.6. Thiếu hụt máu

Tình trạng giảm lượng hồng cầu thường do thiếu sắt, vitamin B12 hoặc axit folic được gọi là thiếu máu. Thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da, và có thể gây ra các vấn đề liên quan đến móng chân, móng tay bị tách lớp hoặc gồ ghề.

1.7. Bệnh mạch máu ngoại vi 

Các bệnh mạch máu ngoại vi (PVD) là những bệnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến mạch máu, cả động mạch và tĩnh mạch. Các mạch hẹp do xơ cứng động mạch hoặc do mảng bám tích tụ trong ống dẫn của mạch máu. Sự co thắt này gây khó khăn cho việc duy trì lượng máu và lưu lượng oxy tối ưu đến các cơ quan nội tạng. 

Các cơ quan thường bị ảnh hưởng bởi PVD là tứ chi và các cơ quan bên dưới dạ dày, sau khi di chuyển ra khỏi tim, các mạch máu này trở thành mạch ngoại vi và gây ra tình trạng rối loạn lưu thông máu. Lưu thông máu kém ảnh hưởng đến móng tay, móng chân và gây ra tình trạng tách móng nghiêm trọng.

mong-tay-bi-tach-lop-la-dau-hieu-benh-gi-03

⇒ Tham khảo: Giải đáp thắc mắc: Vì sao móng chân bị gợn sóng?

2. Cách khắc phục móng tay bị tách lớp

Có nhiều cách bạn có thể làm để cải thiện kết cấu của móng tay, làm móng tay không còn bị tách lớp. Như vậy, cách khắc phục móng tay bị tách lớp như sau: 

2.1. Sử dụng kem dưỡng

Trên thực tế, cách trị móng tay bị tách lớp phụ thuộc vào các yếu tố gây bệnh. Nếu thời tiết hanh khô là nguyên nhân, bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm móng tay. Khi sử dụng kem dưỡng da tay, bạn hãy xoa bóp kem dưỡng da vào móng tay và lớp biểu bì.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chất làm cứng móng có thể giúp móng chắc khỏe hơn, ví dụ như biotin. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dinh dưỡng biotin có thể giúp tăng cường các móng tay mỏng manh hoặc dễ gãy và hạn chế móng tay bị tách lớp.

2.2. Đảm bảo dinh dưỡng

Nguyên nhân móng tay bị tách lớp còn là do thiếu hụt dinh dưỡng vitamin D, vitamin B, sắt, canxi. Một cách điều trị móng tay không bị tách lớp, bạn cần uống nhiều nước để cung cấp đủ độ ẩm cho móng và cơ thể.

Do đó, 1 chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp móng tay của bạn hết tách lớp đó! Bạn cũng nên bổ sung Vitamin D và Canxi qua thực phẩm bổ sung Xương khớp để cải thiện tình trạng móng tay bị tách lớp.

Trong trường hợp móng bạn bị ố vàng và bong tróc là dấu hiệu của bệnh nấm móng, hãy ngâm móng vào giấm pha loãng với hydrogen peroxide. Bên cạnh việc chăm sóc móng đúng cách, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mới loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

⇒ Tham khảo: Móng tay có sọc đen: Dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ cần lưu ý

2.3. Hạn chế sử dụng hoá chất

Yếu tố không kém phần quan trọng, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trên móng để tránh móng tay móng chân bị tách lớp do hóa chất làm hỏng. Các loại nước tẩy sơn móng tay, đặc biệt là công thức chứa acetone là lời giải đáp cho tại sao móng tay bị tách lớp?

Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng móng chân móng tay bị tróc lớp, bạn nên hạn chế sử dụng các thành phần sơn móng chân móng tay. Nếu bạn làm móng ở tiệm hãy đảm bảo rằng thợ làm móng đã tiệt trùng tất cả các công cụ làm móng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và nhiễm trùng móng.

Đối với những phụ nữ thường xuyên làm việc nhà và sử dụng chất tẩy rửa, giải pháp đơn giản điều trị móng tay bị tách lớp là đeo găng tay khi lau nhà, giặt quần áo,…

2.4. Thăm khám bác sĩ

Nguyên nhân móng tay bị tách lớp còn là do một số bệnh gây nên. Trong trường hợp, bạn mắc bệnh mà WheyShop đã nêu ở trên, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ về dấu hiệu tróc móng tay của mình, các bác si có chuyên môn sẽ đưa ra giải pháp hợp lý nhất đối với bệnh tình của bạn.

mong-tay-bi-tach-lop-la-dau-hieu-benh-gi-03

⇒ Tham khảo: Đau đầu ngón tay: nguyên nhân, chuẩn đoán, cách điều trị

Qua bài viết của WheyShop, mong rằng các bạn đã biết được nguyên nhân tại sao móng tay bị tách lớp và cách khắc phục. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể không khỏe mạnh. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng xử lý khi có hiện tượng móng tay móng chân bị tách lớp càng sớm càng tốt.

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả