Thở nauli là gì? Hướng dẫn cách tập thở nauli hiệu quả

Thở nauli là gì? Hướng dẫn cách tập thở nauli hiệu quả

huong-dan-cach-tap-tho-nauli-hieu-qua-01-min

Nauli thực chất là một động tác Yoga cổ xưa nhằm mục đích đào thải độc tố ra ngoài cơ thể thông qua quá trình hô hấp. Đây là một phương thức mang lại nhiều hiệu quả cho cơ bụng đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội thời gian gần đây. Nhưng thực chất, thở nauli là gì? Và làm thế nào để thực hiện tư thế này một cách hiệu quả nhất. Xin mời các bạn hãy cùng WheyShop tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về động tác thở nauli trong Yoga.

⇒ Xem thêm danh mục các sản phẩm Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi, giảm giá

1. Thở nauli là gì?

Nauli trong tiếng Phạn, “nau” tức là “thuyền” và “li” là để bám vào và khi thực hiện đúng, việc tập luyện sẽ tạo ra một chuyển động sóng ở vùng bụng, gồng cứng cơ bụng và hít thở nhịp nhàng để điều hòa trạng thái cơ thể.

Thở Nauli là một trong những động tác Yoga thanh lọc cơ thể truyền thống, nhằm mục đích thải độc mát-xa các cơ quan nội tạng. Các động tác tập luyện của Nauli có vẻ rất đáng sợ, nhưng chúng lại có lợi ích không thể tưởng được nếu tập đúng cách

huong-dan-cach-tap-tho-nauli-hieu-qua-01-min

⇒ Mời bạn tham khảo: Bí mật xung quanh bộ môn Yoga khoả thân

2. Tác dụng của bài tập thở Nauli đối với cơ thể người

Như đã nói ở trên, thở Nauli Yoga là 1 kỹ thuật thở cổ xưa trong yoga 2, gồm 6 bước để thanh lọc cơ thể: Dhauti, Basti, Neti, Trataka, Nauli, Kapalabhati. Vậy hình thức tập luyện này có tác dụng gì?

2.1. Làm săn chắc vùng cơ bụng: 

Nếu từng biết đến bài tập thở nauli, hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên vô cùng trước sự thay đổi của vùng cơ bụng khi một người áp dụng thở nauli trong yoga. Lợi ích của thở nauli đã được chứng minh là có tác dụng làm làm cho vùng cơ bụng sẽ được kích hoạt và dần trở nên thon gọn hơn.

2.2. Massage và thải độc cho các cơ quan nội tạng trong vùng bụng: 

Nhờ hoạt động nauli này, toàn bộ các cơ quan trong vùng bụng sẽ được massage và thải độc hiệu quả, đặc biệt là cơ quan tiêu hóa, có tác dụng tăng cường sức khỏe các cơ quan nội tạng và hoạt động trơn tru hơn.

2.3. Hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa: 

Khi biết áp dụng hình thức tập luyện này nauli trong yoga, bạn sẽ khắc phục được những vấn đề thường gặp của hệ tiêu hóa như táo bón, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, giảm ợ hơi, ợ cay…một cách nhanh chóng.

2.4. Ổn định huyết áp, phòng ngừa bệnh tiểu đường: 

Việc thở nauli đúng cách còn có tác động tích cực đến huyết áp và tim mạch. Đặc biệt, hình thức tập luyện nauli còn đem tới lợi ích kiểm soát đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người tập luyện.

⇒ Mời bạn tham khảo: Luân xa là gì và cách khai mở luân xa

3. Hướng dẫn cách tập thở nauli trong yoga hiệu quả

Chú ý nên thực hiện cách tập thở Nauli khi bụng đói, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy và đi vệ sinh xong. Có 5 bước của phương pháp này, hãy thực hành lặp đi lặp lại từng bước cho nhuần nhuyễn, trước khi chuyển sang phần tiếp theo nếu bạn là người mới bắt đầu. 

Nauli thực chất là một động tác Yoga cổ xưa nhằm mục đích đào thải độc tố ra ngoài cơ thể thông qua quá trình hô hấp. Đây là một phương thức mang lại nhiều...

Bước 1: Bhaya Uddiyana Bandha

  • Từ tư thế đứng, đặt tay lên đùi, gập đầu gối, thở ra hết khí trong phổi rồi tạm dừng.
  • Thả lỏng bụng nhưng không hít vào.
  • Với miệng đóng và cổ họng co lại, hãy tưởng tượng bạn đang hít một hơi thật sâu. Sẽ không có không khí đi vào nhưng áp lực do cơ hoành tạo ra khi cố gắng hút không khí vào phổi sẽ khiến các chất trong bụng của bạn bị rỗng.

Bước 2: Agnisara Kriya

  • Tạo ra một chuyển động như thật với cơ bụng bằng cách tập và thả lỏng Uddiyana Bandha. 
  • Không hít vào hoặc thở ra, mà thiết lập lại bandha uddiyana đầy đủ. Lặp lại động tác này 2 lần.

Bước 3: Madhyama Nauli

  • Giữ nguyên phần hõm đã tạo với uddiyana bandha ở Bước 1, đồng thời dùng tay ấn vào đùi để đẩy cơ bụng ra ngoài. 
  • Hai bên bụng của bạn sẽ bị chân không hút trở lại và trực tràng sẽ nhô ra. 

Bước 4: Vama (Trái) và Dakshina (Phải) Nauli

  • Nếu bạn đã đạt được Bước 3, bây giờ bạn có thể tập cô lập bên trái và bên phải của bụng. Tức là người tập sẽ chỉ tập trung vào vùng bụng bên trái và thả lỏng vùng bụng bên phải. 
  • Thả trọng lượng khỏi tay phải để bạn đẩy mạnh xuống chỉ vào đùi trái. Điều này sẽ làm cho phần bụng bên phải rút ra và phần bên trái nhô ra và ngược lại.

Bước 5: Nauli Kriya

Nếu bạn có thể thực hành thành công từng giai đoạn trên thì bạn đã sẵn sàng cho Nauli đầy đủ, về cơ bản là chuỗi các bước từ 1 – 4 lại với nhau để tạo thành một chuyển động liên tục.

Khi đã tập thành thạo 5 bước này, người biết phương pháp thở nauli sẽ cho thấy rõ ràng những chuyển động của cơ bụng trong suốt các bước liên tiếp nhau. Chính sự chuyển động này đã khiến cho việc thở nauli yoga trở thành độc dị trong mắt tất cả mọi người.

⇒ Mời bạn tham khảo: 15+ lợi ích của Yoga mà bạn chưa biết

4. Những lưu ý trong cách tập thở Nauli cho người mới bắt đầu

Sau đây là một số điều cần lưu ý khi tập thở nauli trong yoga để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Cách tập thở nauli trong yoga là rất khó, vì vậy, nếu không thực sự có nhu cầu bạn có thể bỏ qua bài tập này vì nếu tập luyện quá sức có thể gây hại cho sức khỏe. Hoặc nếu không thở nauli đúng cách, hoạt động này còn có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với sức khỏe và cơ quan nội tạng.
  • Một số đối tượng sau đây không nên tập thở nauli: phụ nữ mang thai hoặc sau sinh, đang trong kỳ kinh nguyệt, người mới phẫu thuật, người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa, người bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Tập với người hướng dẫn trực tiếp: Bạn sẽ không thể tìm thấy hướng dẫn cách tập thở nauli trong những lớp tập yoga thông thường. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tùy tiện luyện tập nếu chưa tìm hiểu kỹ. Hãy chọn những huấn luyện viên uy tín để có thể học hỏi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

huong-dan-cach-tap-tho-nauli-hieu-qua-01-min

⇒ Mời bạn tham khảo: Power Yoga và hướng dẫn tập Power Yoga cho người mới bắt đầu

Cách tập thở Nauli trong Yoga rất độc đáo và cổ xưa. Tuy nó mang lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe nhưng đây thực sự là một động tác rất khó thực hiện. Chính vì vậy, bạn có thể cân nhắc có nên tập nó hay không nếu không quá cần thiết, mà hãy thay vào đó bằng các phương thức tập luyện đơn giản mà phù hợp hơn. WheyShop chúc các bạn thành công

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả