Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt? 3 điều cần biết khi chạy bộ ngày đèn đỏ
Mỗi tháng 1 lần chị em phụ nữ sẽ trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Khi đến ngày kinh nguyệt, các chị em thường bị đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, thân nhiệt giảm. Và đó là lý do khiến chị em phụ nữ không tập luyện thể thao đều đặn được. Hãy cùng WheyShop tìm hiểu có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không nhé!
1. Có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt?
Bạn hoàn toàn có thể chạy bộ vào kỳ kinh nguyệt. Theo nghiên cứu cho thấy, vận động trong những ngày kinh nguyệt sẽ làm chị em cảm thấy khỏe mạnh và tinh thần phấn chấn hơn. Toàn bộ lợi ích mà WheyShop phân tích dưới đây sẽ giải thích được câu hỏi có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không? Dưới đây là 5 lợi ích khi chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt:
1.1. Tăng cường thể chất
Những ngày kinh nguyệt kéo dài, thường nằm im một chỗ do cơ thể tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, đau lưng, đau bụng. Việc duy trì chạy bộ trong những ngày này giúp cơ thể được bổ sung sức khỏe, cải thiện thể lực. Bên cạnh đó, chạy bộ khi có kinh nguyệt giúp đẩy lùi được những cơn đau bụng dồn dập.
1.2. Cải thiện tinh thần
Endorphin là 1 chất tác động lên não bộ để giảm trạng trái căng thẳng. Tuy nhiên trong kỳ kinh nguyệt, những cơn đau thường kéo đến mà lượng endorphin sản sinh trong thời kỳ này cực thấp. Chỉ có 1 phương pháp làm tăng chất endorphin đó là tập luyện thể thao. Chạy bộ khi có kinh nguyệt giúp tăng hàm lượng endorphin cải thiện tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc.
1.3. Giảm đau bụng kinh
Cơn đau bụng kinh kéo dài tùy thuộc vào trạng thái của mỗi cơ thể, có đến 50% phụ nữ phải dùng thuốc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Theo 1 khảo sát, những người phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyện chạy bộ thường xuyên 3 lần 1 tuần làm giảm những cơn đau bụng kinh. Chạy bộ trong thời kỳ “đèn đỏ” giúp sản sinh nhiều endorphin, endorphin như 1 liều thuốc giảm đau do cơ thể tự sinh sản, từ đó những cơn đau bụng, đau đầu, đau lưng,… sẽ biến mất.
1.4. Tăng cường khẩu vị
Kỳ kinh nguyệt gây nên nhiều cản trở cho chị em phụ nữ, đặc biệt là cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn bất thường. Để hạn chế tình trạng này, chạy bộ là 1 phương pháp hiệu quả hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, khi đó nồng độ hormone: estrogen và progesterone được kiểm soát không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chứng rối loạn ăn uống.
1.5. Làm ấm cơ thể
Vào những ngày kinh nguyệt, thân nhiệt của phụ nữ rất thấp dẫn đến sự mệt mỏi kéo dài, hơn nữa chị em phụ nữ có xu hướng không muốn làm gì vào thời điểm này. Vì vậy, hãy chạy bộ để làm ấm cơ thể, thúc đẩy các bộ phận hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất nhanh chóng.
⇒ Xem thêm danh mục sản phẩm Vitamin và khoáng chất đang khuyến mãi, giảm giá
2. Chạy bộ khi có kinh nguyệt gây ảnh hưởng không?
Theo các chuyên gia, chạy bộ khi khi có kỳ kinh nguyệt không hề gây ảnh hưởng gì đến hiệu quả công việc hay chạy bộ. Do trạng thái cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân mà không muốn vận động. Chị em phụ nữ thường nhầm tưởng không nên hoạt động khi có những cơn đau kéo dài. Điều này hoàn toàn sai lầm, chạy bộ còn giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng vào những ngày kinh nguyệt. Chạy bộ trong những ngày “đèn đỏ” giúp duy trì sức bền của cơ thể, giảm những cơn đau nhức, nâng cao khẩu vị ăn uống.
⇒ Mời bạn tham khảo: Bị gút có nên chạy bộ? 6 Bộ môn thể thao phù hợp khi bị gút
3. Phương pháp chạy bộ hiệu quả trong ngày kinh nguyệt
Chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên chạy bộ cường độ cao. Nên tập luyện với cường độ sau:
- Ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt: nồng độ hormone giảm thấp nhất phụ nữ chạy bộ ở cường độ vừa phải, vừa tăng cường sức khỏe vừa đảm bảo gia tăng hormone.
- Ở chu kỳ giữa của kinh nguyệt: phụ nữ nên chạy bộ với quãng đường ngắn hơn và giảm tốc độ, có thể đi bộ với tốc độ nhanh.
- Ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt: lượng estrogen tăng cao do vậy chị em phụ nữ chạy bộ vận tốc chậm với quãng đường dài hơn.
Trong khi chạy bộ, có thể sử dụng gel năng lượng để duy trì sức khỏe. Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có chứa protein, canxi, sắt,… để đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tập trung uống thật nhiều nước ấm trong kỳ kinh nguyệt giúp giảm đau đầu và đau bụng.
⇒ Mời bạn tham khảo: Có nên chạy bộ 20km mỗi ngày không?
4. 8 bộ môn tập luyện trong kỳ kinh nguyệt
Ngoài chạy bộ, WheyShop mách bạn 8 bộ môn tập luyện thể thao nhưng đem lại hiệu quả trong thời kỳ kinh nguyệt giúp hạn chế những cơn đau bụng và nâng cao tinh thần:
- Bài tập co giãn cơ
- Pilates
- Đi bộ
- Yoga
- Cardio nhẹ nhàng
- Aerobic
- Plank
- Đánh cầu lông
Đây là những bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe dành cho chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chị em lưu ý, khi luyện tập nên mặc đồ thoáng mát và tối màu. Thời điểm tập luyện phụ nữ chảy nhiều máu, không nên tập luyện cường độ cao tránh kiệt sức.
⇒ Mời bạn tham khảo: Chạy bộ và đi bộ 1km tiêu hao bao nhiêu calo?
Bài viết đã cung cấp cho lợi ích khi chạy bộ trong kỳ kinh nguyệt. Cùng với đó, WheyShop đã đưa ra kiến thức bổ ích phương pháp chạy bộ hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt và trả lời cho câu hỏi có nên chạy bộ khi có kinh nguyệt không. Các bạn hãy lựa chọn các bài tập mà WheyShop đã liệt kê để đảm bảo sức khỏe nhé!