Chạy bộ bị đau ống chân có nguy hiểm không?

Chạy bộ bị đau ống chân có nguy hiểm không?

chay-bo-bi-dau-ong-chan-nguy-hiem-khong

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng sẽ mang lại những điều không tích cực nếu bạn chạy bộ quá sức, sai kỹ thuật,… Bài viết này, WheyShop sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về chạy bộ bị đau ống chân có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này !

Dấu hiệu nhận biết bạn bị đau xương ống do chạy bộ

  • Bong gân: cảm giác bị đau bên trong chân, vùng da quanh chỗ đau bị bầm tím, khi chạy bộ nghe cảm giác có tiếng rách trong chân. Tình trạng này xảy ra khi dây chằng bị giãn quá mức, dẫn đến bị rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng. 
  • Đau đầu gối: hiện tượng này xảy ra do bạn bị đau xương bánh chè, gây áp lực lên đầu gối. Khi chạy bộ, nếu bị đau đầu gối thì lập tức ngưng lại ngay, vì nếu bạn cứ tiếp tục luyện tập tác động lên đầu gối, tổn thương sẽ càng nghiêm trọng hơn.
  • Đau ống chân giữa: nếu bị đau ở vị trí này nghĩa là bạn đang bị đau ống xương chày. Do bị lực tác động mạnh, ống xương chày bị tổn thương. 

chay-bo-bi-dau-ong-chan-nguy-hiem-khong

» Tham khảo thêm 25 lợi ích của chạy bộ thường xuyên bạn cần biết tại đây: https://wheyshop.vn/25-loi-ich-cua-chay-bo-thuong-xuyen.html

Vì sao chạy bộ bị đau ống chân?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau ống chân khi chạy bộ, trong đó các nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến:

  • Không khởi động kỹ trước khi chạy bộ hoặc ép bản thân vận động với cường độ cao. Nếu bạn đang mắc sai lầm này thì phải tuyệt đối tránh nhé, bởi vì không chỉ đau ống chân, về lâu dài không tốt cho xương khớp do xương ống bị tổn thương.
  • Chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D dẫn tới đau xương ống khi chạy bộ. Canxi và vitamin D rất cần thiết cho việc phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp, vì vậy hãy cố gắng bổ sung thật nhiều thực phẩm chứa 2 loại chất này nhé.
  • Địa điểm chạy bộ không phù hợp: nếu bạn hay chạy bộ tại những nơi có mặt đường gồ ghề hoặc lên xuống dốc quá nhiều, ống chân sẽ bị đau do bị tổn thương, chèn ép bởi chịu lực tác động không đồng đều. Vì vậy hãy chọn những đoạn đường chạy thật bằng phẳng và ít chướng ngại vật như sân vận động, công viên hoặc sử dụng máy chạy bộ tại nhà nhé.

Phòng tránh đau ống chân khi chạy bộ

1. Sử dụng giày chạy bộ êm chân

Đây là điều bạn cần lưu ý đầu tiên khi chạy bộ. Bởi trước tiên, chạy bộ với đôi giày không phù hợp còn đem lại cho bạn cảm giác không thoải mái trong quá trình luyện tập. Chân sẽ bị đau, mỏi, nhức, khi cọ xát vào giày bị chày xước, phồng rộp. Bên cạnh đó, các bước chạy của bạn cũng sẽ bị khó khăn hơn khi đi giày kém chất lượng.

Vì vậy, để bảo vệ đôi bàn chân và thuận lợi hơn trong quá trình chạy bộ, bạn hãy cố gắng đầu tư cho mình đôi giày chạy bộ chất lượng để tránh các chấn thương khi luyện tập nhé.

2. Tìm không gian luyện tập phù hợp

Không gian chạy bộ cũng là một chú ý quan trọng. Nơi chạy bộ lý tưởng để bạn có thể vừa thoải mái luyện tập, vừa đem lại cho bạn cảm hứng luyện tập mỗi ngày chính là công viên, khu vườn chung trong các khu dân cư mới hoặc chung quanh hồ nước. Bởi những nơi này có địa hình bằng phẳng. Hơn nữa, bạn vừa có thể cùng hòa mình vào những người đang tham gia chạy bộ, lại vừa tận hưởng quang cảnh và hít thở không khí trong lành trong công viên.

3. Thiết lập quy trình cho 1 buổi luyện tập khoa học

Bất cứ môn thể thao nào cũng cần có quy trình và nguyên tắc luyện tập riêng để tránh bị chấn thương và giúp đạt hiệu quả cao nhất. Đối với chạy bộ, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Khởi động trước khi chạy: Điều này rất quan trọng mỗi khi luyện tập thể thao. Khởi động không chỉ giúp làm ấm toàn thân, mà còn khiến cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, giãn cơ, tăng sự dẻo dai, sức mạnh cho cơ bắp.
  • Chạy đúng tư thế, kỹ thuật: Tư thế đúng của chạy bộ là phải thẳng lưng. Bạn hãy chạy các bước ngắn, khi mới bắt đầu chạy có thể chạy nhẹ nhàng và tăng tốc dần lúc về sau. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến khích bài tập phù hợp nhất cho người tự luyện tập chạy bộ là chạy bền, tốc độ vừa phải và chạy với quãng đường dài. Chạy bền cũng giúp giảm áp lực cho hệ xương khớp, cẳng chân và xương ống.
  • Áp dụng các bài tập bổ trợ sau khi luyện tập: Bài tập bổ trợ có tác dụng thư giãn các cơ bắp và xương khớp cho cơ thể sau quá trình chạy bộ. Các bài tập bổ trợ bạn có thể áp dụng gồm có chống đẩy, giữ thăng bằng 1 chân (30 giây mỗi chân), gập bụng, …

4. Kết hợp tập các dạng bài bài tập tăng sức mạnh cho đôi chân

Bạn có thể xen kẽ các buổi chạy bộ của mình bằng các buổi tập tăng sức mạnh cho đôi chân. Giả sử, một tuần chạy bộ 3 buổi, bạn có thể dành ra 2 buổi để tập các bài tập tăng sức mạnh như squat, kéo duỗi gót chân, … Các bài tập này giúp bạn cơ chân khỏe mạnh, tránh bị đau mỏi khi chạy bộ.

chay-bo-bi-dau-ong-chan-nguy-hiem-khong

» Tham khảo 10 lưu ý của chạy bộ giảm cân đúng cách cần biết: https://wheyshop.vn/10-luu-y-chay-bo-giam-can-dung-cach.html

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của WheyShop dành cho bạn đọc về vấn đề chạy bộ bị đau ống chân. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã tìm ra được lý do cho việc chạy bộ bị đau ống chân và các phòng tránh, khắc phục hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết !

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả