Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau Hatha Yoga

Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau Hatha Yoga

Hatha Yoga có lẽ là một thuật ngữ phổ biến đối với những người tập yoga lâu năm. Nhưng đối với người mới bắt đầu hoặc chưa biết gì về yoga thì đây vẫn còn là...

Hatha Yoga có lẽ là một thuật ngữ phổ biến đối với những người tập yoga lâu năm. Nhưng đối với người mới bắt đầu hoặc chưa biết gì về yoga thì đây vẫn còn là một bí ẩn. Bài viết dưới đây WheyShop sẽ chia sẻ kỹ hơn cho các bạn Hatha Yoga là gì, quá trình hình thành và phát triển cũng như ý nghĩa đặc biệt của loại hình yoga này nhé!

» Tham khảo Whey Protein tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi giá rẻ tại đây : https://wheyshop.vn/category/whey-protein-html

1. Định nghĩa về Hatha Yoga

1.1 Hatha Yoga là gì?

Theo tiếng Phạn, mặt trăng được gọi là “Ha” và mặt trời là “Tha” – do đó hình thành Hatha. Nguồn năng lượng “shushumna” là yếu tố gắn kết tất cả lại cùng nhau, bởi vậy có từ Yoga – là biến thể từ gốc từ “Yog” có nghĩa “gắn kết”.

Hatha Yoga còn bao hàm ý nghĩ của sự cân bằng giữa ý chí và trí tuệ. Đối với từng cá nhân, ngay khi việc luyện tập đạt tới sự cân bằng và kiểm soát tuyệt đối giữ ý chí và trí tuệ, ý thức sẽ được đánh thức. 

Đơn giản Hatha Yoga là một nhánh của yoga mà đặc biệt tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Hatha Yoga sử dụng các tư thế (asana), kỹ thuật thở (pranayama) và thiền (dyana), với mục đích mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tâm hồn thanh thản, an yên. Có gần 200 tư thế Hatha Yoga với hàng trăm biến thể khác nhau, nhằm giúp cột sống dẻo dai và thúc đẩy lưu thông giữa các cơ quan, tuyến mô. 

1.2 Nguồn gốc của Hatha Yoga

Nguồn gốc của Hatha Yoga bắt nguồn từ việc soạn thảo Mật tông đầu tiên – các văn bản cổ điển của tư tưởng Ấn giáo, trong đó các thực hành và quy tắc ứng xử để đạt đến sự giải thoát được đưa vào – nhưng hệ thống hóa thực sự của nó là do Gorakhnath huyền bí, sống giữa thế kỷ 11 và 12, người sáng lập yoga tập trung chủ yếu vào các hoạt động tâm lý – thể chất .

Nếu bạn đang phân vân tìm kiếm thảm tập yoga loại nào tốt thì hãy cùng WheyShop tham khảo chi tiết cách chọn thảm tập Yoga qua bài viết...
Nguồn gốc của Hatha Yoga

=> Tham khảo 1 buổi tập Yoga đốt bao nhiêu calo tại đây: https://wheyshop.vn/1-buoi-tap-yoga-dot-bao-nhieu-calo.html

2. Công dụng của Hatha yogaHatha Yoga có lẽ là một thuật ngữ phổ biến đối với những người tập yoga lâu năm. Nhưng đối với người mới bắt đầu hoặc chưa biết gì về yoga thì đây vẫn còn là...

Hatha Yoga mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích không ngờ đến với sức khoẻ, tinh thần mà có thể dễ dàng liệt kê như:

2.1 Thả lỏng và thư giãn tâm trí

Hatha Yoga có thể gọi là rèn luyện tâm trí thông qua việc thư giãn và thả lỏng. Khi bạn thực hiện bài tập hatha yoga, tâm trí của bạn  hoàn toàn được thả lỏng và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì từ các yếu tố tác động bên ngoài. Khi đó, não bộ và tâm trí của bạn cũng tranh thủ thư giãn và đồng thời sắp xếp lại các hoạt động của mình, đưa ra nhận định đúng-sai cho các hành vi của mình trước đó.

Tập yoga hay aerobic tốt hơn? Câu hỏi mà rất nhiều các bạn mới tập luyện băn khoăn. Tìm hiểu ngay bài viết này để biết thêm chi tiết nhé !
Thả lỏng và thư giãn tâm trí

2.2 Thức tỉnh tâm linh

Mục tiêu tổng thể của Hatha Yoga là tăng cường sự phát triển tinh thần của bạn, bằng cách giải phóng năng lượng  khắp cơ thể và cân bằng các khía cạnh đối diện của con người bạn. Theo lý thuyết Yoga, mọi người đều có khía cạnh nam tính và nữ tính, gọi là năng lượng nóng, hoạt động của mặt trời – “ha” – và năng lượng tiếp thu của mặt trăng, tươi mát “tha”. Khi nguồn năng lượng cơ thể được mở ra chính là lúc hai sự đối lập này được cân bằng. Lúc này cơ thể bạn tạo điều kiện cho sự thức tỉnh tâm linh.

Nên tập yoga khi nào thì tốt là thông tin cần thiết mà các bạn mới tập luyện cần nắm rõ để lên lịch tập sao cho phù hợp và tập luyện hiệu quả.
Thức tỉnh tâm linh

2.3 Trị liệu rất nhiều vấn đề sức khỏe

Hatha Yoga có thể giúp bạn điều trị rất nhiều vấn đề về sức khỏe

  • Các tư thế nhẹ nhàng tập trung kéo giãn cột sống giúp giảm đau cổ mãn tính.
  • Bạn cũng có thể làm giảm viêm xoang với những tư thế tập trung vào việc đảo ngược, uốn cong về phía trước và phía sau giúp bình tĩnh tâm trí của bạn.
  • Những tư thế khác có thể giúp làm giảm bớt sự lo lắng, hen suyễn, hội chứng ống cổ tay, mất ngủ, đau thần kinh tọa và hàng loạt các vấn đề khác.
  • Không chỉ vậy, Hatha Yoga còn hỗ trợ các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và vô sinh.

 

Bài tập yoga chữa thoát vị địa đệm được rất nhiều người quan tâm. Nội dung bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tập các yoga chữa thoát vị địa đệm nhé.
Trị liệu rất nhiều vấn đề sức khỏe

 

2.4 Hỗ trợ giảm cân

Trên thực tế, Yoga không phải là một bộ môn được đánh giá cao về khả năng đốt mỡ, giảm cân như chạy bộ hay các bài tập cardio.Nhưng Yoga sẽ mang lại cho bạn một vóc dáng thon gọn như mong muốn nếu được luyện tập thường xuyên. Để phát huy tối đa việc giảm cân khi tập bạn nên tập Yoga kết hợp với kiểm soát lượng tinh bột đưa vào cơ thể một cách hợp lý, ăn uống nhiều rau, nạp nhiều nước hơn và quan trọng là nên kết hợp một lối sống lành mạnh.

Nếu bạn đang băn khoăn tìm hiểu tác dụng của sữa đậu nành thì hãy cùng WheyShop điểm qua 10 lợi ích của sữa đậu nành khiến bạn ngỡ ngàng,...
Hỗ trợ giảm cân

2.5 Xây dựng hệ miễn dịch

Khi cơ bắp căng ra, sự vận động các các cơ quan xung quanh giúp sự lưu thông bạch huyết trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư, và đào thải các chất thải độc hại trong cơ thể.

Nếu bạn đang băn khoăn tìm hiểu tác dụng của sữa đậu nành thì hãy cùng WheyShop điểm qua 10 lợi ích của sữa đậu nành khiến bạn ngỡ ngàng,...
Xây dựng hệ miễn dịch

=> Tham khảo thêm những bài tập Yoga uốn dẻo cơ bản tại đây: https://wheyshop.vn/bai-tap-uon-deo-co-ban.html

3. Phương thức Hatha Yoga cho người mới bắt đầu

3.1 8 phương thức Hatha Yoga phổ biến

Bikram yoga: Kiểu Yoga này bao gồm trình tự 26 tư thế, mỗi tư thế phải được thực hiện trong gần từ 20 đến 30 giây. Nhiệt độ phòng tập phải gần từ 105 độ F và độ ẩm 60%. 

Integral yoga: Khi luyện thì phải nhập tư thế, các phương pháp thở, thiền và thư giãn thật nhiều. Kiểu Integral yoga này cũng nhấn mạnh đến một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và phục vụ cho con người. 

Iyengar yoga: Phương pháp tập luyện này phải tận dụng những đồ dùng để chống kê như những tảng kê, ghế và dây để làm cho cơ thể thẳng hàng đúng mức khi thực hiện một tư thế nào đó của Yoga. 

Kundalini yoga: Khi luyện kiểu Yoga này thì phải tập các tư thế, thở, tụng và thiền để làm cho năng lượng di chuyển khắp nơi trong cơ thể, nhất là dọc xương sống.

Viniyoga: Khi luyện Viniyoga thì tập những tư thế nhẹ nhàng và thư giãn. Thay vì cố thực hiện dáng dấp cho hoàn hảo khi tập những tư thế thì chỉ cần tập sao cho đúng với nhu cầu và khả năng của mình là được rồi.

Kripalu yoga: Điểm quan trọng của kiểu Yoga này là làm sao xử lý trí óc và cơ thể cân bằng nhau.

Sivananda yoga: Kiểu Sivananda Yoga dựa trên 5 nguyên tắc: Tập đúng cách, thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống đúng cách và suy nghĩ theo chiều hướng tích cực và thiền.

Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm bài tập giảm mỡ toàn thân thì hãy cùng WheyShop điểm qua ngay 15 bài tập giảm mỡ toàn thân hiệu quả bất ngờ...

3.2 Các động tác cơ bản của Hatha Yoga

Dưới đây là một số trong những tư thế thường được thực hiện trong các lớp học Hatha Yoga

Tư thế hoa sen (Lotus Pose)

Đây là động tác phổ biến trong số các động tác cơ bản của loại hình Hatha Yoga và thường được tập nhiều nhất ở các lớp Yoga. Với tư thế này, bạn hoàn toàn cảm thấy được thư giản và nhẹ nhàng đây là tư thế lý tưởng cho các bài tập thở và kỹ thuật thiền. 

Tác dụng: 

  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Giảm căng cơ
  • Kiểm soát huyết áp
  • Thư giãn tâm trí
  • Giúp phụ nữ có thai trong khi sinh con
  • Giảm khó chịu kinh nguyệt

Những người không nên tập tư thế này

  • Người bị chấn thương mắt cá chân hoặc đầu gối
  • Người tập một mình nhưng không có kinh nghiệm

Nên tập yoga khi nào thì tốt là thông tin cần thiết mà các bạn mới tập luyện cần nắm rõ để lên lịch tập sao cho phù hợp và tập luyện hiệu quả.

Tư thế lạc đà (Camel Pose)

Với tư thế Camel Pose bạn sẽ dễ dàng giảm căng thẳng và đau lưng, giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, điều trị vấn đề về cột sống và cải thiện hệ tiêu hóa. Khi thực hiện tư thế Camel, điều quan trọng là bạn phải ngả dần về phía sau một cách từ từ để bàn tay của bạn có thể chạm tới lòng bàn chân. 

Người mới bắt đầu thường không thể chạm tay vào gót mà không làm căng lưng hoặc cổ. Đầu tiên, hãy thử nâng cao gót chân của bạn. Nếu điều này không hiệu quả, điều tiếp theo cần làm là đặt một thứ gì đó như gối, một chiếc khăn cuộn tròn sau mũi chân và bắt đầu và tập dần dần cho đến khi bạn chạm được vào lòng bàn chân, nhưng hãy chú ý tập nhẹ nhàng và chậm rãi.

Tác dụng

  • Cải thiện hệ tiêu hóa
  • Cải thiện hô hấp
  • Giảm mệt mỏi, stress.
  • Giảm đau lưng
  • Ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm, các vấn đề về cột sống
  • Giảm khó chịu kinh nguyệt

Người không nên tập tư thế này:

  • Có vấn đề về huyết áp
  • Mắc chứng đau nửa đầu
  • Chấn thương ở vùng lưng hoặc cổ

Cùng WheyShop tìm hiểu ngay 12 bài tập Yoga giảm mỡ bụng tại nhà, tập Yoga tại nhà đơn giản, hiệu quả cao dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào ...

Tư thế thỏ (Rabbit Pose)

Đây là tư thế ngược với tư thế lạc đà, và dễ hơn rất nhiều so với tư thế lạc đà. Việc bạn cần là chuẩn bị một chiếc thảm, quỳ xuống và cúi xuống phía sàn cho đến khi đầu bạn chạm vào tấm thảm, tay bạn thì để ra phía sau lưng với hai bàn tay cầm chắc hai bàn chân.

Tác dụng

  • Cung cấp lượng oxy và máu lên hệ thần kinh
  • Làm trẻ hóa tuyến giáp và tuyến cận giáp
  • Cân bằng và điều chỉnh sự trao đổi chất và canxi của cơ thể
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Trị các triệu chứng cảm lạnh và viêm xoang

Những người không nên tập tư thế này:

  • Có vấn đề về huyết áp
  • Mắc bệnh đau nửa đầu
  • Chấn thương ở vùng đầu gối, cổ, cột sống hoặc vai.

Hatha Yoga có lẽ là một thuật ngữ phổ biến đối với những người tập yoga lâu năm. Nhưng đối với người mới bắt đầu hoặc chưa biết gì về yoga thì đây vẫn còn là...

Tư thế bất động (Corpse Pose)

Với tư thế này, những gì bạn cần là nằm ngửa, cánh tay giãn ra hai bên, và đôi chân duỗi thẳng và hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng hơn hông. Hãy để các cơ bắp của bạn thư giãn và hít thở sâu.

Tác dụng:

  • Làm giảm căng thẳng và triệu chứng trầm cảm nhẹ
  • Thư giãn cơ thể
  • Giảm đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ
  • Giúp hạ huyết áp

Những người không nên tập động tác này: 

  • Vì phải duỗi thẳng chân nên phải cẩn thận nếu bạn có vấn đề với khớp gối
  • Phụ nữ đang mang thai nên đặc một chiếc gối vào vùng ngực và cổ

Cùng WheyShop tìm hiểu ngay 12 bài tập Yoga giảm mỡ bụng tại nhà, tập Yoga tại nhà đơn giản, hiệu quả cao dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào ...

Tư thế đá chân (Mule Kick Pose)

Để thực hiện động tác này, hãy hạ 2 tay và 2 chân xuống như con la hoặc ngựa, đồng thời nhấc 1 chân lên và duỗi ra, sau đó nâng cánh tay đối diện, lúc này cơ thể bạn tạo nên 1 đường thẳng từ đầu ngón tay xuống đến đầu ngón chân. 

Tư thế này hoạt động nhiều ở các vùng nâng, cải thiện cảm giác tập trung và cân bằng. Nếu bạn thấy đau đầu gối thì bạn có thể lót một chiếc thảm hoặc một chiếc khăn.

Tác dụng:

  • Tăng khả năng tập trung và cân bằng
  • Giảm đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ
  • Cải thiện huyết áp

Những người không nên tập tư thế này:

  • Người có vấn đề với khớp gối

yoga tăng vòng 3? Giải đáp ngay thắc mắc này qua thông tin bìa viết dưới đây nhé.

=> Tham khảo thêm những bài tập Yoga cho người mới bắt đầu tại đây: https://wheyshop.vn/12-bai-tap-yoga-cho-nguoi-moi-bat-dau.html

Bài viết trên đây WheyShop đã giải đáp một số thắc mắc thường gặp xung quanh đề tài về Hatha Yoga. Mặc dù chỉ là những bài tập nhẹ nhàng, nhưng Hatha Yoga đem đến cho cơ thể và trí tuệ những lợi ích tuyệt vời. Nếu như bạn đang muốn bắt đầu tập yoga thì hãy thử bắt đầu với các tư thế Hatha yoga để tập luyện dần dần nhé. Wheyshop chúc các bạn thành công.

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả