Tiết lộ sự thật về việc ăn mì tôm có béo không?

Tiết lộ sự thật về việc ăn mì tôm có béo không?

ăn mì tôm có tốt không

Mì tôm vốn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi hương vị thơm ngon cùng tính tiện dụng. Tuy nhiên, liệu mì tôm có thực sự tốt đối với sức khỏe hay không? Đặc biệt, liệu rằng ăn mì tôm có béo không? Cùng theo dõi nhận định từ phía chuyên gia để có phương pháp ăn uống đảm bảo khoa học bạn nhé!

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, mì gói… là món ăn được ưa chuộng không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á khác. Món ăn này có cách chế biến đơn giản, đi kèm hương vị thơm ngon nên khiến nhiều người vô cùng yêu thích. Dù vậy, bởi là một món ăn tiện lợi, nhanh chóng nên nhiều người vốn xếp mì tôm vào danh sách những món ăn gây tăng cân và tích tụ các chất có hại trong cơ thể. Vậy thực hư điều này có đúng hay không?

1. Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm?

Để biết chính xác việc ăn mì gói có mập không, trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua những thành phần chính có trong gói mì, đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng mà mì tôm có thể mang lại cho người sử dụng.

ăn mì tôm có béo không

Thông thường, bên trong gói mì sẽ bao gồm mì, muối, dầu, rau sấy, thịt hầm… tùy hãng. Mỗi loại mì sẽ đi kèm với bảng thành phần dinh dưỡng hơi khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch không cao với hàm lượng khoảng: năng lượng từ 340kcal – 350kcal, chất đạm từ 6,5g- 7g, chất béo khoảng 13g-14g, carbohydrate từ 45g-51g….

2. Vậy ăn mì tôm có béo không?

Theo thông tin được cung cấp bởi Viện dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu calo mỗi ngày của người trưởng thành cần đảm bảo ở mức 2300-2700kcal (đối với nam) và 2200 – 2300kcal (đối với nữ).

Khi so sánh với mức năng lượng của mì tôm nói trên, lượng calo bạn nhận được từ một gói mì là rất thấp so với lượng năng lượng cần thiết. Bởi thế, việc ăn mì tôm gây béo là điều rất khó xảy ra. Ngoài ra, trong mì tôm không có quá nhiều chất đạm, thiếu chất xơ, vitamin nên loại đồ ăn này không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của một bữa ăn bình thường. Nếu thường xuyên ăn mì, cơ thể bạn không những không béo lên mà còn có thể gầy đi do thiếu hụt dinh dưỡng. 

ăn mì gói có mập không

Mặc dù biết được lời giải cho thắc mắc ăn mì gói có mập không. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là bạn có thể vô tư ăn mì mỗi bữa, mỗi ngày. Điều này bởi lẽ nếu bạn đã ăn đủ chất trong các bữa ăn chính nhưng vẫn ăn thêm 1-2 gói mì trong bữa ăn phụ. Chúng vẫn có nguy cơ khiến bạn tăng cân dù với mức năng lượng thấp. Bên cạnh đó, do ăn mì khiến bạn dễ nhanh đói hơn so với thông thường. Từ đây, nhu cầu ăn vặt sẽ xuất hiện, đặc biệt là những món nhiều đường là thủ phạm dẫn đến tăng cân.

3. Một số tác hại khác của mì tôm

Dù bạn không cần lo lắng quá nhiều đến vấn đề ăn mì tôm có béo không. Thế nhưng, đây vẫn là món ăn không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên bởi những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe như:

3.1. Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Mì tôm thường được chiên qua dầu với hương liệu, chất phụ gia, được sấy khô trước khi đóng gói và đến tay người dùng. Bởi thế, những thành phần trên có thể gây áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa, là nguyên nhân của hiện tượng đầy hơi, đau dạ dày.

ăn mì tôm có béo không

3.2. Tăng quá trình lão hóa

Với hàm lượng dầu, mỡ cao, mì tôm có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ nội tiết của cơ thể và gia tăng quá trình lão hóa. Khi ăn mì tôm thường xuyên, bạn sẽ thấy làn da xấu hơn, dễ sạm đen và nổi mụn. 

3.3. Tăng nguy cơ mắc một số bệnh

Bởi chất béo trong mì tôm là loại chất béo bão hòa. Do đó, chúng được xem là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ… Thêm nữa, lượng muối trong mì tôm ở mức khá cao, khi ăn thường xuyên có thể sẽ gây hại cho thận, đặc biệt nguy cơ cao dẫn đến sỏi thận. 

3.4. Nguy cơ loãng xương

Thành phần phosphate có nhiều trong mì tôm thường khiến người dùng cảm thấy ngon miệng khi ăn. Ít người biết rằng, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến xương, tăng nguy cơ loãng xương hay mất xương khi dùng thường xuyên.

4. Làm thế nào để ăn mì tôm không béo và không gây hại sức khỏe?

Để ăn mì không gây tăng cân cũng như không gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Các bạn nên tuân thủ một vài nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Không ăn mì tôm quá nhiều, chỉ nên ăn mì tối đa 2 lần mỗi tuần.

+ Không sử dụng mì tôm cho bữa ăn chính bởi nó không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. 

+ Khi nấu mì, do lượng muối và chất phụ gia trong gói gia vị ở mức khá cao và không có lợi cho sức khỏe. Thế nên, bạn hãy hạn chế sử dụng, có thể thay thế bằng những gia vị bên ngoài.

+ Nên nấu mì kết hợp với thịt, trứng, rau xanh để tránh thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.

Trên đây là những thông tin về việc ăn mì tôm có béo không cũng như hướng dẫn ăn mì có lợi cho cân nặng nói riêng và sức khỏe nói chung. Hy vọng rằng các bạn đã có thêm những kiến thức mới để sử dụng mì tôm đúng lúc, đúng cách, giúp bạn thêm khỏe mạnh và sở hữu vóc dáng hài hòa, cân đối.

Thu Huyền - Admin WheyShop

Thu Huyền tốt nghiệp chuyên ngành Dinh dưỡng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Cô có hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng thể hình, từng tư vấn cho hàng nghìn khách hàng từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.

Xem bài viết cùng tác giả

Gửi bình luận

Your email address will not be published. Required fields are makes.